DÂN SINH
72,3% nhóm phụ nữ vùng khó khăn tuổi từ 25 đến 44 có mong muốn học nghề
SLO – Đề án khảo sát nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn được thực hiện năm 2022 trên địa bàn 4 tỉnh cho thấy, nhóm tuổi từ 25 đến 44 có tỷ lệ mong muốn học nghề cao nhất, chiếm 72,3%. Nghề được chị em phụ nữ lựa chọn nhiều nhất vẫn là chăn nuôi và trồng trọt.

Nhóm phụ nữ vùng khó khăn tuổi từ 25 đến 44 có mong muốn được học nghề chiếm tỷ lệ cao – Ảnh: internet
Nhằm đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn qua đó gợi ý các các chính sách kịp thời cho Nhà nước, địa phương trong việc thúc đẩy đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu cho đối tượng này trong tình hình mới; đồng thời, làm rõ những xu hướng học nghề của phụ nữ nghèo thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn làm cơ sở cho công tác đào tạo nghề phù hợp, hiệu quả và làm rõ thêm về vai trò của Nhà nước trong thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo đối với địa bàn nghèo thông qua các chương trình đào tạo nghề cho phụ nữ, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức thực hiện đề án khảo sát, thống kê và dự báo nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn giai đoạn 2021-2025.
Nhóm thực hiện đề án khảo sát gồm các chuyên gia là đại diện Ban kinh tế Trung ương Hội LHPN Việt Nam và giảng viên Học viện phụ nữ đã dành thời gian thực hiện khảo sát và báo cáo kết quả vào ngày 21/12.
Đại diện nhóm thực hiện đề án khảo sát, giảng viên Lê Văn Sơn (Học viện Phụ nữ Việt Nam) thông tin: Đề án khảo sát nhu cầu học nghề của phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn được thực hiện năm 2022 trên địa bàn 4 tỉnh, bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Quảng Nam và Đắk Lắk. Tỉnh thẩm định bộ công cụ khảo sát là Thái Nguyên. Tổng số cá nhân tham gia khảo sát trực tiếp: 600 phụ nữ độ tuổi lao động thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn. Tổng số cá nhân tham gia phỏng vấn sâu: 24 người là lãnh đạo tại các xã, thị trấn thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn.
Kết quả, nhóm độ tuổi 25-34 và nhóm 35-44 có tỷ lệ mong muốn học nghề cao nhất, tương ứng với 36,4% và 35,9%. Như vậy nhóm tuổi từ 25 đến 44 có tổng tỷ lệ là 72,3%. Trong khi đó, nhóm dưới 25 tuổi chỉ kiểm 12,2% và trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 15,5 %.
Các nghề được chị em phụ nữ lựa chọn nhiều nhất để tham gia học trong thời gian tới theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: chăn nuôi chiếm 39,6%; trồng trọt 20,9%; nấu ăn 13,6%; may mặc 10,8%; cơ khí 5,1%; trồng rừng 2,8%; thủ công mỹ nghệ 1,4%; hướng dẫn viên du lịch 1,4%; nghề phục vụ bar, bàn, bếp 0,2% và các nghề khác chiểm 4,1%. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy phụ nữ thuộc địa bàn nghèo, vùng khó khăn vẫn lựa chọn nghề chăn nuôi và trồng trọt là chính.
Tại buổi báo cáo kết quả khảo sát, nhóm thực hiện cũng nêu rõ những khó khăn của phụ nữ khi tham gia các lớp học nghề, vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ đối với nhu cầu học nghề của phụ nữ tại các địa bàn nghèo, vùng khó khăn…
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Hội LHPN Việt Nam là một trong những đơn vị tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Với mục tiêu tổng quát là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; vấn đề đào tạo nghề, trong đó có đào tạo nghề cho phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng của chương trình.
Minh Kiên – Nguồn: dangcongsan.vn
SLO - Độ tuổi lao động luôn là vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia vì liên quan đến...
SLO - Khác với mọi năm, năm nay nhiều công nhân tại TP.HCM đang tìm cách trả phòng trọ để...
SLO - Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm hoặc chưa có nhiều cải thiện sẽ phần...
SLO - Làn sóng sa thải lao động lớn tuổi hiện nay vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN)...
SLO - Sau khi cơn sốt đi qua, nhiều tiệm bánh đồng xu phomai bắt đầu rơi vào cảnh ế...
SLO - Trước tâm lý xem văn phòng như một khuôn khổ, phải đúng tiêu chuẩn về trang phục, giờ...
SLO - Ngày 22.11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về lịch nghỉ tết Nguyên...
SLO - Olivia Lipkin, 25 tuổi, người viết nội dung tại một startup ở San Francisco, không nghĩ nhiều khi...
SLO - Thời gian gần đây, Hà Nội đang trải qua nhiều đợt nắng nóng với nhiệt độ ngoài trời...
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Đây là bài diễn văn của cụ Phan Châu Trinh năm 1925 tại Sài Gòn, sau khi Pháp thấy...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...