XÃ HỘI
AI, ChatGPT phát triển đòi hỏi giáo viên phải năng động
SLO – Ngày 10/3, Trường đại học Sư phạm TPHCM tổ chức tọa đàm “AI, ChatGPT đối với việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay”.
Nhiều trăn trở về vai trò của người giáo viên trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) – đặc biệt với sự xuất hiện của ChatGPT – đã được các chuyên gia mổ xẻ tại tọa đàm do Trường đại học Sư phạm TPHCM tổ chức ngày 10/3.
ChatGPT thông minh lên từng ngày
Thạc sĩ Sầm Vĩnh Lộc – Khoa Giáo dục thể chất Trường đại học Sư phạm TPHCM – cho biết, việc Mỹ ban lệnh cấm ChatGPT tại các trường công lập của thành phố New York gây ra những tranh luận trái chiều. Hiện nay, nhà sản xuất chuẩn bị cho ra đời ChatGPT phiên bản 4.0 với khả năng phản hồi và độ thông minh gấp vài chục lần hiện tại, như vậy tác dụng còn khủng khiếp hơn. Tuy vậy, dữ liệu để huấn luyện ChatGPT là từ Wikipedia, đây là nguồn tư liệu mở có độ xác thực khá kém. Do đó, giáo viên có thể sử dụng ChatGPT để hỗ trợ kiểm tra, đánh giá học sinh. Tuy vậy, nếu không kiểm tra lại ở bước cuối cùng thì nhận định, đánh giá có thể sai.
Ông Sầm Vĩnh Lộc nhìn nhận: “ChatGPT hiện như 1 đứa trẻ đang tiếp tục được huấn luyện, thông minh hơn từng ngày. Các bộ lọc của ChatGPT cũng dần hoàn thiện, có thể nhận biết được việc người dùng muốn sử dụng cho mục đích xấu. Đối với các vấn đề liên quan đến chính trị, gây tranh cãi, ChatGPT đã có những phản hồi rất chừng mực, trung dung, không gay gắt”.
Ông Bùi Quốc Anh – Giám đốc trung tâm dữ liệu Đại học Quốc gia TPHCM – cũng cho hay việc nâng cấp ChatGPT từ phiên bản 3.5 hiện nay lên 4.0 trong tương lai thì số lượng nơ-ron tăng lên 1.000 lần, đồng nghĩa với khả năng xử lý nâng lên rất nhiều lần. Hiện ChatGPT còn nhiều hạn chế, sai ngay cả những vấn đề logic toán học. Ứng dụng này cũng “bó tay” trước những bài toán dân gian. Bên cạnh đó, dữ liệu có thể bị bóp méo nên cần có sự kiểm soát. Ngay cả lãnh đạo hiện nay cũng có người đang sử dụng ChatGPT để phác thảo 1 bài phát biểu chỉ đạo, nếu trong đó có 1 thông tin sai lệch thì có thể trở thành thảm họa. ChatGPT như con dao, nếu dùng để cắt rau thịt thì tích cực nhưng dùng để tấn công người khác thì tiêu cực. Do đó, cách sử dụng như thế nào là tùy vào mỗi chúng ta.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Hưng – Khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Sư phạm TPHCM – cho rằng hiện nay người dùng hoàn toàn có thể dạy cho ChatGPT các dữ liệu và các thông tin về cảm xúc. Nếu được huấn luyện thì sẽ có lúc ChatGPT quay lại đùa với chính chúng ta. Không cần đợi lâu mà chỉ trong ngắn hạn ứng dụng này có thể có được cảm xúc như con người.
ChatGPT nhắc nhở đội ngũ sư phạm
Trước băn khoăn liệu ChatGPT có thể làm mất đi vai trò của người giáo viên hay không, tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An cho rằng, câu trả lời chắc chắn là không. Vì suy cho cùng công cụ lao động của người giáo viên là rất đặc thù, đó là nhân cách của bản thân người dạy để góp phần tác động, hình thành nên nhân cách người học. Điều ChatGPT không bao giờ có thể làm được là các yếu tố về cảm xúc, sự tận tâm, sự thấu hiểu đối với từng cá nhân người học. Theo ông, cách xử lý của thầy cô đối với mỗi học sinh sẽ truyền tải những thông điệp, bài học cho các em về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành xã hội. Đó là vai trò rất đặc biệt của người thầy mà không thiết bị nào thay thế được.
Cô Trần Thị Tâm Minh – Khoa Giáo dục Mầm non Trường đại học Sài Gòn – nhìn nhận ChatGPT mang đến cơ hội và thách thức. Nếu chúng ta tìm cách khắc phục những điều lo lắng thì ứng dụng này chính là cách để hướng đến trường học thông minh, giáo dục thông minh. ChatGPT nhắc nhở đội ngũ sư phạm phải năng động lên, chạy nhanh lên, vì tốc độ công nghệ số là rất nhanh. Nếu chúng ta cứ đi với tốc độ cũ thì không thể theo kịp.
Theo cô, hiện nay là ChatGPT nhưng 2-3 năm nữa là ứng dụng gì thì không biết được. Do đó, vấn đề của chúng ta là phải tạo ra một nguồn nhân lực có khả năng làm chủ kỷ nguyên số, dù là ChatGPT hay sau này là gì thì chúng ta cũng có khả năng sử dụng nó như một công cụ. Như vậy, điều giáo viên lo lắng không nên dừng ở chỗ liệu học trò có dùng ChatGPT để làm bài tập không. Bởi nếu học sinh không ý thức tự rèn luyện, tự học thì tới kỳ thi cũng không vượt qua được. Mà kỳ thi cũng chỉ là một phần, vấn đề là sau này đi làm thì ai làm thay cho các em. Như vậy quay trở lại nhiệm vụ của người giáo viên là trang bị cho người học năng lực, đạo đức, ý thức, kỹ năng tự học. Nếu tập trung vào những mục tiêu đó thì sẽ khắc phục được những điều chúng ta lo lắng.
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm TPHCM – cũng cho rằng chúng ta đừng nghĩ ChatGPT là duy nhất mà sẽ còn nhiều ứng dụng khác thay thế. Thậm chí có thể có ứng dụng thay thế cả họa sĩ. Do đó, cần nhìn rõ sự tác động của AI đến sự phát triển của con người, đến định hướng đặc thù của từng ngành nghề. Vấn đề là làm sao để ChatGPT đúng nghĩa là trợ lý. Chúng ta cần sử dụng AI để hỗ trợ khai thác dữ liệu, thay vì sợ nó.
Ông cũng khẳng định ChatGPT không bao giờ thay thế được con người, đặc biệt là người giáo viên đúng nghĩa với cảm nhận sâu sắc, trách nhiệm và sự hết lòng vì giáo dục. Do đó, giáo viên có thể đón đầu, lo lắng, trăn trở nhưng không vì vậy buông rơi vai trò của mình.
P.Thanh – Nguồn: phunuonline.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...