AN SINH
Bạo lực gia đình: Phạt lao động công ích hay phạt tiền?
SLO – Một trong những điều đáng chú ý trong dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình là việc đề xuất hình phạt lao động công ích đối với người gây ra bạo lực gia đình. Điều gây băn khoăn hiện nay là không biết phương án này có khả thi hay không khi trước kia, đã từng có đề xuất tương tự đối với người vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng chưa thực hiện được.
Cần quy trình nào để có thể áp dụng hình phạt lao động công ích? Phóng viên VOVGT đã trao đổi với một số chuyên gia xung quanh nội dung này. Trước hết là ý kiến của PGS TS Nguyễn Đức Lộc – Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội.
PV: Theo ông, mức độ khả thi của đề xuất này thế nào?
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Các quốc gia phát triển cũng có hình thức này, để cho người ta hiểu hơn, tuân thủ các quy định pháp luật, người ta nhìn lại, người ta có cơ hội để sửa chữa. Phương án đấy cũng ổn.
PV: Trước đây, cảnh sát giao thông cũng đã từng đề xuất phạt lao động công ích đối, nhưng chưa được thực thi. Vậy để thực hiện được các hình thức xử phạt lao động công ích đối với các hành vi vi phạm thì hệ thống pháp luật cần chuẩn bị bước đi hoặc quy trình như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Thứ nhất, về văn bản pháp luật, chúng ta đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể.
Thứ hai, chúng ta phải có không gian công cộng của các hoạt động công ích để người lao động có nơi hoàn thành quy định, tránh trường hợp, chúng ta không chuẩn bị kỹ lưỡng thì nó chỉ là hình thức, làm cho có thôi và như thế thì đâu vẫn hoàn đó. Ngay cả trường hợp phạt hành chính, phải đóng tiền thì cũng phải có những định quy định phải đóng kho bạc như thế nào? Nghĩa là phải có những phương tiện để người ta thực thi trách nhiệm của bản thân khi người ta vi phạm các quy định và phải có giám sát.
Về mặt ý tưởng thì hay, nhưng để thực hiện việc đó phải có lộ trình để chúng ta chuẩn bị, mà tôi nghĩ việc này cũng sẽ rất tốt. Nếu chúng ta chuẩn bị, tính toán các không gian công cộng, các hoạt động công ích và mục đích thông qua các hoạt động đấy thì người vi phạm có dịp nhìn lại, sẽ thay đổi nhận thức trong các hành vi của họ trong đời sống thường ngày. Như vậy, phải tính toán kỹ lưỡng, nhất là các hình phạt lao động cũng phải thúc đẩy cho người ta thay đổi nhận thức để lần sau người ta không vi phạm.
PV: Nhưng hiện nay Luật xử lý vi phạm hành chính chưa có quy định các hình thức xử phạt bằng lao động công ích. Vậy để có thể thực thi được tính hình thức xử phạt bằng lao động hữu ích thì cần có quy trình như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Để thực thi cần thiết chế kèm theo để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, hiểu được cái giá trị và cho người ta nhìn lại mình. Chính vì vậy, nó sẽ giải quyết được những vấn đề về công ích xã hội. Thế thì các cơ sở phúc lợi phải có phương án để tiếp nhận những người vi phạm có những hoạt động, công việc cụ thể. Hoạt động đấy hực sự có ý nghĩa về mặt xã hội và cũng giúp cho người ta nhìn lại, thay đổi nhận thức và các hành vi của bản thân.
PV: Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với VOV Giao thông, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì cho rằng, đề xuất phạt lao động công ích với người gây bạo lực gia đình là rất khó khả thi, thậm chí còn gây lãng phí vì một người bị phạt lại phải 1 người giám sát.
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, xử phạt bằng tiền vẫn hiệu quả hơn: “Lao động công ích nhiều nơi người ta không còn áp dụng nữa. Ai sẽ quản lý người đó, một người làm rồi bắt một người canh giữ nữa. thì tôi nghĩ nó rất là khó khả thi. Trong khi đó lao động công ích thì chỉ có một người thôi, thí dụ như bạo lực gia đình trong một xã mà đâu phải có thường xuyên, chỉ có một đối tượng thôi, họ lao động công ích thì họ lao động cái gì? Theo tôi thì phạt bằng tiền là khả thi nhất. Trong thời gian anh ta lao động công ích thì anh ta đi làm thuê, làm mướn tạo ra tiền nhiều hơn.”
Quách Đồng – Nguồn: VOV Giao thông
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...