XÃ HỘI
Bùng nổ “hiện tượng Anna Bắc Giang” trong giới trẻ
SLO – Mặc đồ hiệu, đi xe xịn, xuất thân con nhà đại gia là hình ảnh bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên mạng xã hội ngày nay. Nguy hiểm hơn, có nhiều trường hợp những người trẻ “sống ảo” dùng danh tính “fake” này với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc gây hại cho người khác.
Gần đây dư luận Việt Nam xôn xao vụ lừa đảo ly kỳ không kém với mô típ của series ăn khách “Inventing Anna” trên Netflix. Nhân vật được nhắc tới ở đây chính là Tina Dương (N.T.V.A) hay còn gọi là “Anna Bắc Giang”, người được cho là đã lừa đảo hàng chục tỷ đồng từ hàng trăm nạn nhân bằng cách xây dựng hình ảnh “thiên kim tiểu thư” nhà tài phiệt giới siêu giàu. Tuy nhiên, không ai có thể nghĩ rằng Tina Dương lại xuất thân từ gia đình nông dân nghèo tại vùng quê Bắc Giang.
Tại sao lại “sống ảo”?
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (SocialLife) năm 2022 chỉ ra có tới 96,5% thanh niên tại TP. HCM sử dụng mạng xã hội và sử dụng nhiều nền tảng khác nhau.Trong đó, người làm công ăn lương chiếm 60,1%, chỉ 0,8% đang làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhưng khi chọn hình mẫu lý tưởng cho mình, chỉ khoảng 44% chọn “thành chính mình”, còn lại người tham gia khảo sát muốn thành doanh nhân (23,25%), giáo viên/giảng viên (13,2%), công chức/lãnh đạo nhà nước (7,7%), nghệ sỹ, vận động viên trong lĩnh vực văn hóa thể thao (4,8%), chuyên gia trong các lĩnh vực (bác sỹ, kỹ sư, luật sư…) (4,5%), và nhà hoạt động xã hội (2,4%).
Trao đổi với Sputnik về nguyên nhân dẫn tới việc ngày càng có nhiều người tạo dựng một danh tính khác hoàn toàn so với thực tế trên mạng xã hội hay còn gọi là “sống ảo”, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Social Life cho biết trong kỷ nguyên số như hiện nay, không gian mạng đã trở thành một xã hội thứ hai.
“Nguyên lý số hóa nhân đôi thế giới, tạo ra thế giới song song. Nghĩa là không gian thể lý và không gian mạng xã hội cùng tồn tại. Trên không gian mạng xã hội, con người ta phóng chiếu cuộc đời của họ, đồng thời có thể “chỉnh sửa” bản sắc cá nhân cho vừa vặn với không gian đó với mục đích khác nhau.Chính vì vậy, đời sống thực bị “lãng quên”, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc chỉ ra.
Là một người trẻ thuộc gen Z, anh Nam Trần, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu tại TP. HCM cho rằng, xu hướng “sống ảo” gia tăng do thông tin hiện nay quá dễ tiếp cận.
“Việc sử dụng mạng xã hội cho phép con người đi sâu hơn vào đời tư của người khác, đồng thời nó thúc đẩy cái mong muốn thể hiện bản thân như hiệu ứng Domino. Một người khoe, người kia thấy thành công quá lại phải khoe một cái gì đấy. Dần dần số lượng ngày càng tăng. Bản thân tôi cũng từng bị “áp lực đồng trang lứa”, anh Nam Trần chia sẻ.
“Sống ảo” sẽ bùng nổ trong tương lai?
Theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, đại bộ phận đều nghĩ đơn giản rằng, mình chụp một hình ảnh nào đó để chia sẻ với người khác trên mạng xã hội nhưng sâu xa hơn là nhu cầu muốn được hiện hữu, được tương tác.
“Khi càng phóng chiếu cá nhân mình trên mạng xã hội thì cái tôi chủ thể thể càng trở nên “rỗng” hơn. Vì vậy, người ta càng ngày phải cố tạo ra ấn tượng hơn trên mạng xã hội, như một vòng xoáy không hồi kết. Không riêng gì các bạn trẻ, cả người lớn tuổi cũng rơi vào vòng xoáy này. Họ luôn phải nghĩ ra những hình ảnh nào đó để thu hút sự quan tâm của dân cư mạng”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Báo cáo Digital 2021 của công ty quảng cáo kỹ thuật số We Are Social (Anh) cho biết, khoảng 72 triệu người Việt Nam dùng mạng xã hội, tương đương hơn 73% dân số. Nhóm 25-34 tuổi và 18-24 tuổi lần lượt là hai nhóm sử dụng nhiều nhất nên hay xuất hiện tình trạng lệ thuộc nhất. Liệu đây có phải là kỷ nguyên con người rời xa cuộc sống thực?
“Nếu như trước đây không gian giao tiếp được bó hẹp trong không gian thể lý rất rõ ràng. Nhưng bây giờ không gian ở các mạng xã hội tạo cho họ những chân dung khác nhau, lối sống khác nhau và cộng đồng mạng tin điều đó. Điều này càng khuyến khích họ suy nghĩ ra hình ảnh mới, định danh mới mỗi ngày. Xu hướng này sẽ gia tăng trong tương lai”, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc dự báo.
Làm sao để ‘sống thật’?
Theo các chuyên gia, giáo dục gia đình và nhà trường là nền tảng quan trọng giúp người trẻ định vị bản thân, xác định mình là ai, muốn gì trên cuộc đời này. PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Social Life chia sẻ quan điểm:
“Cần tập trung trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” trong thế giới thực. Câu trả lời được đúc kết từ khi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên thông qua trải nghiệm văn hóa xã hội và trở thành thành viên của cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình này ngày càng trở nên khó khăn hơn vì vậy chúng ta cần “tập lại” để có danh tính thực với mình thông qua tương tác với cuộc sống thực”.
Cũng trong khảo sát mới đây, hầu hết các bạn trẻ khi được hỏi câu hỏi trên đều có câu trả lời với mẫu số chung: Hãy sống thật với chính mình. Chị Nguyễn Hương Mai, nhân viên Công Ty TNHH Đầu Tư Công Nghệ Và Dịch Vụ Sconnect Việt Nam, cho biết:
“Mỗi người nên dành nhiều thời gian cho bản thân mình để học và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó hiểu được điểm mạnh và yếu của chính mình thì sẽ tự tin, tự chủ được hành động và sẽ tự nhận thức được vấn đề rõ ràng hơn. Khi mỗi người tự nhận thức đúng đắn được giá trị của mình nằm ở đâu thì họ không cần phải cần đến những thứ hào nhoáng bề ngoài để cảm thấy tự tin nữa”.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, khi tìm hiểu về một người, không chỉ quan sát những gì họ thể hiện, đăng tải trên mạng xã hội, mà phải cần tương tác, gặp trực tiếp, đánh giá qua nhiều kênh khác nhau dựa trên cơ sở đáng tin cậy, thay vì khen chê qua mạng xã hội.
Theo Sputnik News
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...