LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Buồn vui quanh bữa ăn công nhân
SLO – Được xem là lực lượng sản xuất chính, song đời sống công nhân lao động vẫn ở mức rất thấp. Điều này thấy rõ tại những bữa ăn đạm bạc hằng ngày của họ.
Không có lựa chọn
Giờ tan tầm trước cổng Công ty TNHH Điện tử BSE (Khu công nghiệp Nam Cấm, Nghệ An), hàng nghìn công nhân ùa ra cổng, một số lượng lớn người đi xe máy tấp vào những sạp hàng nằm bên lề đường. Với đặc thù đông công nhân nữ, cổng của công ty trở thành điểm họp chợ lý tưởng. Những ngày cuối tuần, các gian hàng đông hơn những ngày bình thường.
Chị Ngô Thị Thêu, một người bán hoa quả “cắm chốt” ở chợ tự phát này nhiều năm nay vừa cân hàng cho khách vừa chia sẻ: “Hàng chúng tôi nhập từ chợ đầu mối về bán thôi. Bán cho công nhân, chúng tôi cứ phải ưu tiêu giá rẻ trước hết. Khi tiền ăn còn chưa đủ thì làm sao có thể nghĩ đến ăn ngon và ăn lành được”.
Một chị công nhân dừng lại xem mẹt cá, chị chê cá ươn, người bán hàng cười: “Nếu cô thích ngon thì chọn mẹt cá bên này này, mỗi tội nó đắt thôi!”. Nâng lên đặt xuống, lật qua lật lại, cuối cùng chị công nhân lại vẫn chọn mẹt cá mà mình vừa chê. Người bán hàng vừa cất tiền vào túi vừa nói với tôi: “Công nhân nghèo lắm cô ạ, tôi thấy như tôi đã khổ rồi nhưng công nhân còn khổ hơn”.
Với tiêu chí “rẻ”, công nhân trở thành đối tượng tiêu thụ chính của nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ thực phẩm, hàng gia dụng như bát ăn cơm, bình giữ nhiệt, xoong nồi cũng được bày bán với những lời chào mời: Rẻ nhất thị trường, đồng giá 10 nghìn đồng/sản phẩm… Trên báo chí đầy rẫy những thông tin cảnh báo về đồ gia dụng làm từ kim loại bẩn, về bát đũa kém chất lượng có nhiễm chì, về nhựa tái chế gây ung thư… Nhưng, công nhân vẫn sử dụng. Với tiêu chí rẻ, họ không có lựa chọn.
“Chán không buồn nói nữa…”
Với nhiều công nhân lao động, những bữa ăn tại căng tin công ty chiếm tỷ lệ không nhỏ trong cuộc đời công nhân của họ. Và một lần nữa, họ không có lựa chọn trong những bữa ăn này.
Một trong những lý do của vụ đình công diễn ra đầu năm tại một doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh (Nghệ An) là vì chất lượng bữa ăn ca không đảm bảo, cụ thể là khẩu phần ăn ca không tương xứng với số tiền mà công ty đưa ra. Tại buổi đối thoại, công nhân V.T.N trần tình: “Chúng tôi cần được ăn no để làm việc, khẩu phần ăn quá ít khiến công nhân không đủ năng lượng cho giờ làm việc buổi chiều. Rau thì ít, thịt chỉ có mấy miếng, đã thế miếng thịt thái mỏng đến mức phần mỡ có thể nhìn xuyên qua được… Nhiều công nhân đói quá phải đưa thêm thức ăn để bổ sung”. Khi được hỏi có kiến nghị gì về giám sát hay công khai nguồn gốc thức phẩm không, chị N. lắc đầu: “Chúng tôi không dám nghĩ đến chuyện đó…”
Sau vụ đình công, mọi việc dần ổn định, một số công nhân phản hồi về việc cải thiện trong khẩu phần ăn. Nhưng cũng chỉ vài tháng sau đó, khi được liên hệ hỏi thăm, chỉ thấy chị công nhân kia thở dài: “Chất lượng bữa ăn lại như cũ, công nhân chúng tôi chán không buồn nói nữa”.
Những bữa ăn 0 đồng
Vội vã trở về sau giờ tan ca, chị Lê Thị Ngọc (công nhân Khu Công nghiệp Vsip Nghệ An), ghé vào sạp hàng tạp hoá gần nhà mua mấy món cho bữa cơm tối với tổng số tiền chưa đến 20 nghìn đồng. Tay nhặt rau thoăn thoắt, Ngọc chia sẻ: “Em ở trọ với một bạn gái cùng quê. Phòng trọ 700 nghìn, hai chị em chia nhau thì cũng trang trải được. Bình thường, ai đi làm về sớm hơn thì người đó nấu, hôm nào cả hai tăng ca thì ăn cơm bụi. Cơm tối bao giờ bọn em cũng nấu dư ra để sáng mai hâm lại ăn cho đỡ tốn tiền”.
Với hầu hết những công nhân khác, vừng lạc là món ăn gần như thường trực trong nhà. Bà Trần Thị Hảo, chủ nhà trọ xã Hưng Tây, gần Khu công nghiệp Vsip nói: “Cứ về quê lên là xe nào xe nấy tải cả bao gạo, bao lạc ăn dần. Thương các cháu nên nhà có bó rau, nắm xôi, tôi cũng chia cho. Mà không riêng gì tôi đâu, mấy chủ trọ ở quanh nhà tôi cũng hay cho công nhân rau vườn lắm…”
Thiếu thốn là thế nhưng đến thăm dãy nhà trọ công nhân dịp đầu tuần, người ta rất dễ bắt gặp cảnh các phòng trọ đưa đồ ăn sang cho nhau. Khi là nải chuối, mớ rau nhà trồng được, khi là đùm lạc, khi là bẹ măng… Cũng có khi là đấu gạo mượn nhau từ tháng trước. “Thiếu thốn thật đấy, nhưng xóm trọ công nhân chúng tôi tình cảm lắm, từ đó mới có khái niệm những bữa ăn 0 đồng. 0 đồng bởi mâm cơm toàn những món dưới quê mang lên, hàng xóm biếu, chủ trọ cho… Thế là đủ bữa”, chị Ngọc cười.
Diệp Thanh – laodongcongdoan.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Bão Yagi (bão số 3) là vụ thiên tai lớn nhất năm 2024 ở Việt Nam, gây thiệt...
SLO - Sau khi tiktoker Mr. Pips (Phó Đức Nam) bị bắt (ngày 25/10) do hành vi lừa đảo thông...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...