XÃ HỘI
Các bà mẹ “peidu” ở Trung Quốc “đặt cược” tất cả vào việc học của con cái
SLO – Ở nông thôn Trung Quốc, các bà mẹ “peidu”, những người đã dành cả cuộc đời để giám sát việc giáo dục con cái, đang gia tăng. Nhưng cái giá cho điều đó là gì?
Qi Weiwei dễ dàng phát hiện ra điều này khi về thăm các vùng nông thôn hàng năm để nghiên cứu và đi điền dã với tư cách là một tiến sĩ về chủ nghĩa xã hội khoa học. Mùa hè năm ngoái, Qi đến thăm một ngôi làng ở quận Dongzhi, phía đông tỉnh An Huy, nơi cô thường nghe mọi người bàn tán về các bà mẹ peidu.
Trong ngôi làng nghèo khó này, những cư dân cao tuổi nói rằng tất cả những người trẻ đã di cư lên thành phố. Con trai thì tìm việc làm ở các trung tâm đô thị khác nhau, còn con gái và con dâu chăm sóc con cái ở trung tâm huyện Yanghu.
Một người địa phương thậm chí còn nói với Qi về các nhóm WeChat dành cho đàn ông và phụ nữ cô đơn ở Yanghu, nơi họ thỉnh thoảng gặp nhau bằng tình một đêm. Một số người tham gia vào các cuộc hò hẹn như vậy là những bà mẹ trẻ peidu.
Peidu – nghĩa đen là “giáo dục kèm cặp” – là một thực tế ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, nơi một phụ huynh, thường là mẹ, bỏ công việc của mình để dành toàn bộ thời gian cho việc giám sát con cái trong độ tuổi đi học.
Lạc quan tuyệt vọng
Năm ngoái, Qi đã chọn đến thăm quận Dongzhi trong kỳ nghỉ hè – thời điểm các bà mẹ thường trở về làng với con cái của họ. Những người mẹ peidu ở quận Dongzhi, ngày càng tăng về số lượng, đã khơi gợi sự tò mò của cô.
Qi đã gặp một bà mẹ ở độ tuổi 30 có chồng làm công việc trang trí ở Bắc Kinh.
Vì có con gái lớn đang học trung học ở thị trấn Dương Hồ, cô từ bỏ công việc ở thủ đô và quay về dành toàn thời gian cho con. Cùng với cô con gái nhỏ 4 tuổi, cả ba sống đạm bạc. Hơn một nửa thu nhập của gia đình được dùng cho việc thuê nhà và chi phí sinh hoạt.
Trong số các gia đình nông thôn, hầu như luôn luôn có các bà mẹ từ bỏ công việc của họ.
Thông thường, họ sống trong những căn hộ nhỏ, thuê gần trường học của con. Mỗi ngày là một lịch trình bận rộn để nấu các bữa ăn và giúp đỡ con hoàn thành việc học ở trường. Sau giờ học, họ thậm chí còn nghiên cứu cẩn thận các biểu hiện của con mình và luôn đồng hành cùng chúng.
“Một số bà mẹ quản lý rất chặt chẽ. Cô ấy có thể biết mất khoảng 20 phút để đi từ trường về nhà. Nếu con cô ấy không có mặt ở nhà trong thời gian đó, cô ấy sẽ đi tìm giáo viên”, Qi nói.
Qi dễ dàng nhận thấy sự lo lắng, đau khổ và bị cô lập trong cuộc sống hàng ngày của các bà mẹ peidu. Họ sống xa nhà, tương tác xã hội chủ yếu là với những người mẹ khác cùng cảnh ngộ, hoặc trong những lần chơi mạt chược và các chuyến đi mua sắm. Hầu hết các bà mẹ không có việc làm và lịch làm việc của họ ngược lại với những nhân viên văn phòng bình thường nên rất khó để hòa nhập.
Một số tìm thấy sự giải thoát trong các phòng chơi poker hoặc khiêu vũ. Một số thậm chí nảy sinh tình cảm với người khác, và việc ly hôn không phải là hiếm.
Lựa chọn một mất một còn
Qi lớn lên ở vùng nông thôn tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Khi cô còn là học sinh, rất ít phụ huynh ở quê lên thị trấn để kèm con đi học. Thông thường, cha mẹ làm việc ở thành phố, để lại con cái ở làng với ông bà.
Nhưng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, hiện tượng peidu đã dần chiếm ưu thế.
Năm 2001, Trung Quốc đưa ra chính sách sáp nhập các trường học ở nông thôn, sau đó nhiều trường buộc phải đóng cửa. Kể từ đó, số trường tiểu học nông thôn trên toàn quốc giảm từ 440.000 xuống còn 155.000 vào năm 2012. Nguồn lực giáo dục tập trung nhiều hơn ở các thị trấn của quận huyện khi các trường tiểu học và trung học ở làng quê nhanh chóng biến mất.
Vì rất khó để các gia đình chuyển hộ khẩu đến thành phố nơi họ làm việc để con cái đi học ở đó, nên học tập tại thị trấn hay khu vực trung tâm của quận là lựa chọn duy nhất.
Tại quận Dongzhi của An Huy, Qi nhận thấy rằng cơ hội việc làm cho các bà mẹ bị hạn chế nghiêm trọng. Một số ít làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, nơi có mức lương thấp.
Theo Qi, thế hệ phụ nữ này bị kẹt giữa nông thôn và thành phố. Họ đã trải nghiệm cuộc sống thành phố và hiểu giá trị của giáo dục hơn thế hệ cha mẹ từng là nông dân. Tuy nhiên, họ cũng mang truyền thống đặt gia đình và con cái lên hàng đầu, vì vậy họ trở về nhà để cống hiến hết mình cho thế hệ sau.
“Cũng có một số ít các bà mẹ không muốn làm việc ở thành phố và vì vậy, nhân danh peidu, họ chơi mạt chược cả ngày và quên đi những phiền muộn của họ”.
“Tuy nhiên, phần lớn cảm thấy áp lực từ xã hội và con cái – nếu bạn không peidu, người thân và bạn bè của bạn sẽ đàm tiếu về bạn”. Đó là một suy nghĩ phổ biến.
Trường học cũng áp đặt kỳ vọng vào phụ huynh. Hiệu trưởng các trường tiểu học và trung học ở thủ phủ của quận nói với Qi rằng các trường sẽ thích phụ huynh ở gần. Bằng cách đó, việc giảng dạy sẽ suôn sẻ và giúp trẻ phát triển hơn.
Nhưng sự hy sinh có thực sự giúp ích?
Là một nhà nghiên cứu, Qi tỏ ra bi quan. “Phần lớn, sự kèm cặp đó không giúp ích được gì. Cuối cùng, chỉ một số ít học sinh đạt điểm cao và vượt qua kỳ thi để vào đại học”.
Các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy kết quả tương tự tại các làng và thị trấn ở Cam Túc, Sơn Tây và Hồ Bắc của Trung Quốc. “Họ khó có thể thay đổi bất cứ điều gì. Tất cả những gì họ có thể làm là chăm sóc tốt cho cuộc sống hàng ngày của con cái, đảm bảo chúng ăn uống đầy đủ”, Qi nói.
Vòng lặp luẩn quẩn
“Vào thời điểm peidu kết thúc, rất nhiều bà mẹ ở độ tuổi 40 hoặc 50 cơ bản không thể tham gia thị trường việc làm. Họ buộc phải dựa vào chồng hoặc tìm những công việc lao động chân tay ở quận lỵ, chẳng hạn như rửa bát”, Qi nói.
Họ nhận ra rằng, họ không có công việc, không có bạn bè và không kết nối xã hội.
Theo Qi, khi trách nhiệm nuôi dạy con cái tăng lên, các trường học và các cơ quan quản lý giáo dục công phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Việc lập kế hoạch và bố trí giáo dục ở các quận lỵ là đặc biệt quan trọng.
“Chúng ta nên cải thiện giáo dục ở các thị trấn cho cư dân nông thôn không thể đến thành phố, và cố gắng giảm bớt gánh nặng kinh tế của họ. Các trường học ở trung tâm quận nên cung cấp các dịch vụ công tương ứng cho những trẻ em này”, cô nói.
Theo Qi, một số bà mẹ đã “thành công”. Nhưng thành công của họ phải trả giá.
Cô đã gặp một người phụ nữ có con gái đỗ vào một trường đại học tốt. Nhưng mối quan hệ của họ đã rất căng thẳng khi cô bé còn học cấp hai. Người mẹ nói với Qi: “Peidu rất quan trọng – nó đáng để nỗ lực”.
Giờ đây, bà mẹ này đã chuyển sự chú ý sang cậu con trai mới bắt đầu học năm nhất trung học cơ sở tại quê nhà.
Cô nói: “Nếu tôi không peidu, các con sẽ đổ lỗi cho tôi vì chúng bị điểm kém và không thể vào được một trường đại học tốt. Tôi đã làm những gì tôi phải làm. Dù kết quả ra sao, ít nhất tôi sẽ cảm thấy thanh thản vì đã làm hết mình vì con”.
Đăng Dương (Theo Sixth Tone) – Nguồn: vietnamnet.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...