AN SINH
Cần chính sách hỗ trợ cho người lao động hồi hương
SLO – Lao động hồi hương cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
Hơn 25 năm trước, anh Nguyễn Văn Vàng (44 tuổi) từ Đồng Tháp theo bạn bè vào làm công nhân (CN) cho một công ty tại KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM). Trong ký ức anh Vàng, ngày đó công ty nào cũng cần người, nên tìm việc rất dễ.
Vòng luẩn quẩn
Ca làm việc 12 giờ, thu nhập khá, trung bình Tết thưởng 1 tháng lương, đi du lịch hằng năm. Nhưng 10 năm sau, anh buộc phải xin nghỉ vì không đủ sức khỏe do làm đêm thường xuyên.
Gác lại thanh xuân trong nhà xưởng, hai vợ chồng dắt nhau về quê, thuê đất trồng rau mang đi bán. Những tưởng sẽ yên ổn, song làm không đủ chi, chỉ 2 năm sau, vào cuối năm 2021, hai vợ chồng lại chạy xe ngược lên TP HCM. Lần này, anh chị đem theo đứa con vừa học hết cấp 3. Cả hai cùng được nhận vào làm cho một doanh nghiệp may mặc nước ngoài, mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng.
Tháng 5-2023, công ty thông báo không tái ký hợp đồng, hai vợ chồng mất việc cùng lúc. Tới lúc này, anh Vàng nhận ra, sức khỏe vốn từng là thế mạnh của mình nhiều năm trước, nay lại là điểm yếu của anh khi đi tìm việc. Ròng rã gần 6 tháng, anh cầm hồ sơ chạy hết các KCN song hầu hết chỉ nhận về cái lắc đầu. Hy vọng tắt dần, anh chuyển qua tìm việc tạm thời nhưng việc bữa có bữa không. Ý nghĩ về quê một lần nữa nhen nhóm.
Mới đây, khi Công ty TNHH Bình Khí Đốt Hong Vina (quận 6, TP HCM) di dời nhà máy về Bình Dương, anh Bùi Chí Công (sinh năm 1981, quê Vĩnh Long), quyết định nghỉ việc về quê, bởi ngoài 40 tuổi anh rất khó đi xa để tiếp tục làm CN. Hơn 20 năm gắn bó với thành phố nên khi về quê, tâm trạng anh Công rối bời. Gác lại thanh xuân trong nhà xưởng, hai vợ chồng dắt nhau về quê, trồng rau, chăn nuôi đắp đổi qua ngày.
“Về quê làm việc, thu nhập thấp và không ổn định so với lúc làm CN. Để cải thiện thu nhập, tôi chạy xe ôm, giao hàng, hết vụ thu hoạch rau thì làm thợ hồ. Dù làm việc không ngơi tay nhưng 2 vợ chồng chỉ đủ sống. Được cái về quê là tinh thần thoải mái hơn, không căng thẳng như hồi ở thành phố” – anh Công nói.
Số liệu thống kê lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM từ năm 2020-2022 cho thấy, năm 2020, thành phố có hơn 4,9 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên. Qua năm 2021, con số này còn gần 4,6 triệu người, giảm hơn 300.000 người. Bước sang năm 2022, số lao động có tăng, song lại không đáng kể, chỉ thêm gần 15.000 người, thấp hơn năm 2020 khoảng 300.000 người.
Trước đây, dòng di cư chủ yếu lao động từ các tỉnh đổ về TP HCM để làm việc dẫn đến tỉ suất di cư thuần của thành phố luôn dương. Giờ đây, nhất là kể từ sau dịch COVID-19, xu hướng CN rời thành phố, trở lại quê nhà tăng nhanh. Điều này đã khiến lực lượng lao động của thành phố sụt giảm đáng kể.
Tăng cường hỗ trợ, giải quyết việc làm
Trong thập niên qua, có gần 1,1 triệu người di cư khỏi đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sự chênh lệch về mức sống và thiếu cơ hội việc làm là những nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng di cư từ ĐBSCL lên các KCN ở TP HCM và vùng Đông Nam Bộ.
Đỉnh điểm là khi đại dịch COVID-19 bùng phát, dòng hồi hương ngược về lại ĐBSCL diễn ra. Điển hình như tỉnh Hậu Giang, mỗi năm trung bình Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh này tiếp nhận hơn 10.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo ông Nguyễn Ngọc Phước, Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Hậu Giang, trong số đó, có nhiều lao động trở về từ TP HCM.
Còn tại Vĩnh Long, bình quân mỗi năm Trung tâm DVVL tỉnh tiếp nhận khoảng 13.000 hồ sơ của lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó quá nửa là người lao động (NLĐ) từ các tỉnh, thành phố trở về, chủ yếu ở các địa phương như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Nhằm hỗ trợ tạo việc làm cho nhóm lao động hồi hương này, Trung tâm DVVL tỉnh Vĩnh Long cũng đã triển khai nhiều chương trình, giải pháp như tổ chức các ngày hội việc làm – giáo dục nghề nghiệp để cung cầu lao động gặp nhau, tạo điều kiện đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc khi có nhu cầu… Ngoài ra, ngành lao động tỉnh này còn tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, đề án về cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao tay nghề cho NLĐ.
Còn tại Thanh Hóa, để hỗ trợ lao động hồi hương, chủ yếu là CN mất việc ở các tỉnh phía Nam, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã giao Trung tâm DVVL phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá, phân loại, tổng hợp các nhu cầu của doanh nghiệp và trình độ, tay nghề của lao động để tổ chức các phiên giao dịch việc làm theo chuyên đề phù hợp với thị trường lao động và hiệu quả. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho NLĐ; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho NLĐ bị mất việc.
An sinh cho lao động lớn tuổi
PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội – SocialLife, nhìn nhận NLĐ di cư mang trên mình gánh nặng hai đầu đô thị và nông thôn. Với đô thị, lao động phổ thông quan trọng bậc nhất cho các KCN. Họ là những “mao mạch” duy trì nền kinh tế phi chính thức, tính riêng TP HCM, khu vực này đã chiếm hơn 30%. Xét trên bình diện xã hội, họ là những người đóng góp âm thầm vào các thành tựu kinh tế của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới. NLĐ không thể tự xoay chuyển khó khăn trong lúc bí bách, mà cần những quyết sách, trợ lực lớn từ Chính phủ và doanh nghiệp. Vì vậy, theo ông Lộc, cần tính toán một cách thấu đáo các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội dành cho NLĐ lớn tuổi dù là hồi hương hay bám trụ với thành thị.
Huỳnh Như, Mây Trinh – Nguồn: nld.com.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...