DÂN SINH
Cần những chính sách về việc làm bền vững cho người lao động hồi hương
SLO – Cần có một chiến lược dài hơi để người lao động yên tâm ở lại quê hương phát triển sự nghiệp hoặc chọn lựa những cơ hội nghề nghiệp khác thay vì đi đi, về về chỉ để mưu sinh.
Dù đạt được nhiều kết quả ấn tượng nhưng trong Báo cáo tổng kết năm 2023, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho rằng thị trường lao động vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi suy thoái kinh tế thế giới hiện tác động hầu hết ngành nghề, nguy cơ doanh nghiệp (DN) cắt giảm lao động vẫn có thể còn tiếp diễn. Vì vậy, cần sự nỗ lực rất lớn từ DN, các cấp chính quyền, Chính phủ và cả những giải pháp cụ thể để thúc đẩy thị trường việc làm, đẩy mạnh an sinh xã hội, tăng cường việc làm bền vững cho người lao động (NLĐ) trong tình hình mới.
Nhiều chính sách hỗ trợ
Nhiều địa phương cho biết số lượng lao động hồi hương vẫn tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Tại tỉnh Cà Mau, thống kê thông qua việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) cho thấy mỗi năm có khoảng trên 9.000 lao động từ các tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hồi hương về địa phương.
Bà Quách Thanh Thoảng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau, cho biết khi NLĐ quay về địa phương, ngoài việc hỗ trợ để NLĐ hưởng TCTN, tỉnh còn hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối để NLĐ trong tỉnh có có hội ra nước ngoài làm việc và sẵn sàng cho vay tối đa 110 triệu đồng nếu NLĐ có hợp đồng ra nước ngoài làm việc.
Số liệu từ Sở LĐ-TB-XH tỉnh Trà Vinh cho hay chỉ tính riêng trong năm 2023, tổng số lao động đến nộp hồ sơ hưởng TCTN là 9.908 lao động. Trong đó, tại địa phương là 5.433 lao động, ngoài địa phương là 4.475 lao động. Điều đó cho thấy số lượng lao động hồi hương đang vẫn còn lớn, lực lượng lao động trong tỉnh cũng đang thiếu việc làm.
Bằng nhiều cách khác nhau, Trà Vinh đang đẩy mạnh kết nối việc làm cho NLĐ với 23 hội thảo tư vấn việc làm, học nghề cho lao động và 14 phiên giao dịch việc làm để kết nối cung cầu lao động trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với các địa phương khác. Tỉnh cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị uy tín để đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc. Năm 2023, Trà Vinh đưa được 1.635 người đi xuất khẩu lao động, vượt 187% so với kế hoạch đặt ra.
Trong khi đó tại tỉnh Bến Tre, việc đào tạo nghề đã góp phần thay đổi nhận thức của NLĐ, giúp họ có kiến thức, kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 7.500 lao động nông thôn; ưu tiên đào tạo nghề phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn, nghề quản trị trang trại, DN hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp…
Tỉnh Sóc Trăng cũng xem đào tạo nghề là “chìa khóa” mở ra cơ hội việc làm, giảm nghèo hiệu quả cho NLĐ. Ông Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Sóc Trăng, cho biết mục tiêu năm 2024 sẽ giải quyết việc làm mới khoảng 30.000 lao động, đào tạo nghề cho khoảng 18.000 lao động. Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động, đào tạo nghề sẽ đẩy mạnh triển khai; tăng cường việc gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với DN.
Nâng cao chất lượng lao động
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life), cho biết làn sóng hồi hương vẫn tiếp diễn khi tình hình kinh tế rơi vào suy thoái, khó khăn. “Mất việc làm, mất thu nhập, NLĐ chỉ còn sự lựa chọn duy nhất là hồi hương để có chỗ ở, bảo đảm sinh tồn với gia đình của họ. Số lao động này là những người yếu thế, dễ tổn thương bởi xuất phát điểm thấp và họ cũng bấp bênh khi tìm kiếm một công việc mới” – PGS-TS Nguyễn Đức Lộc cho biết.
PGS Lộc nhận định làn sóng hồi hương của NLĐ trong thời gian gần đây khác với thời đỉnh dịch COVID-19. Hiện tại, NLĐ cảm thấy bị đuối trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Bối cảnh và khuynh hướng chung thị trường lao động đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn lao động cao hơn, đặt ra nhiều thách thức hơn cho lao động Việt Nam, khi phần lớn năng suất lao động không cao.
Trong khi đó, NLĐ hồi hương đa phần là những lao động giản đơn, chưa qua đào tạo hoặc mới ở trình độ sơ cấp. Ông Lộc cũng nhận định ngay thời điểm sát Tết Nguyên đán này, số lượng NLĐ rời đô thị để về quê sẽ gia tăng. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần quan tâm là liệu số lượng lao động đó có quay lại đô thị để tìm việc làm hay không?
Họ về quê liệu ở đó có cơ hội việc làm phù hợp nào cho họ hay không? Các phương án an sinh xã hội tại địa phương sẽ như thế nào khi cùng thời điểm lực lượng lao động đổ về nhiều… “Đây là những rủi ro mà các cơ quan nhà nước cần xem xét, tính toán tới để có những ứng phó phù hợp” – ông Lộc nhấn mạnh.
Ông Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB-XH – cho rằng đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các địa phương là giải pháp cần được đẩy mạnh để ổn định thị trường lao động, tạo việc làm cho NLĐ hồi hương.
Đó cũng là chủ trương của Đảng trong Chỉ thị 21 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng
Theo ông Trương Anh Dũng, trong tình hình hiện nay, phải tích cực chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động. “Cần gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Có như vậy, việc gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm đi vào thực chất và tạo cơ sở để phát triển việc làm bền vững cho NLĐ, trong đó có lực lượng lao động hồi hương về địa phương” – ông Dũng nói.
Nhóm phóng viên – Nguồn: nld.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...