LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Cần thiết sửa đổi chính sách công đoàn
SLO – Theo PGS TS. Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Social Life, EVFTA với điều khoản yêu cầu quyền được thành lập công đoàn độc lập cho người lao động có thể là cơ hội để Việt Nam sửa đổi, hoàn thiện chính sách về công đoàn.
Quý III/2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến đặc biệt phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài khiến nhiều người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư rơi vào tình cảnh khó khăn, chật vật. Đến khi hết giãn cách, thu nhập của người lao động vẫn phần nào bị ảnh hưởng.
Điều này dẫn đến hiện tượng hàng triệu người lao động ở các thành phố lớn bỏ việc để về quê, dù chưa chắc đã tìm được kế sinh nhai ổn định tại quê hương. Hiện tượng này khiến doanh nghiệp tiếp tục rơi vào khó khăn, bỏ lỡ nhịp phục hồi do không đủ nhân công để trả các đơn hàng cuối năm.
Khó khăn ấy được nêu ra tại một sự kiện do Viện Social Life tổ chức. TS. Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Social Life, kể lại, trong sự kiện ấy, có một diễn giả đã đặt câu hỏi: “Doanh nghiệp ăn ở ra làm sao để người lao động bỏ mình mà đi như thế”?
Khó có thể quy kết được rằng người lao động bỏ về quê là do bị chủ doanh nghiệp chèn ép, đối xử bất công. Tuy nhiên, câu chuyện trên cho thấy, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động có tính tương quan 2 chiều rõ rệt. Song song với việc sử dụng lao động để tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải trả lại cho người lao động mức tiền lương và phúc lợi xứng đáng. Nếu không làm được điều đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đứng trước nguy cơ thiếu hụt lao động.
Cần thiết sửa đổi chính sách công đoàn
Trao đổi với TheLEADER, ông Lộc cho biết, vào giai đoạn trước, khi bắt đầu thu hút FDI, Việt Nam đề ra chính sách yêu cầu doanh nghiệp phải thành lập công đoàn, như một giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tuy nhiên, khi chính sách ấy không nêu bật được tính độc lập cần thiết của công đoàn. Nhiều doanh nghiệp thành lập công đoàn cho người lao động nhưng cơ quan công đoàn lại được trả lương bởi chính doanh nghiệp, tức là không khác gì “cánh tay nối dài” của doanh nghiệp.
Đây cũng chính là lý do trong suốt nhiều năm qua, một số doanh nghiệp dù đã thành lập công đoàn nhưng vẫn xảy ra hiện tượng người lao động bị chèn ép, bị đối xử bất công, vô lý, thậm chí là bị bóc lột sức lao động.
“Ý tưởng cần phải có công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động là rất tốt, tuy nhiên, khi đưa ra chính sách lại chưa tính đến khâu triển khai”, ông Lộc cho biết.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), với vai trò là một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, đã đề cập đến vấn đề lao động, trong đó có điều khoản về việc trao quyền cho người lao động thành lập công đoàn độc lập. Theo ông Lộc, đây là thời cơ để Việt Nam có thể sửa đổi chính sách về công đoàn.
Cụ thể, Viện trưởng Viện Social Life đề xuất, cần phải có chính sách xây dựng công đoàn được trả lương từ quỹ của công đoàn, do mỗi công đoàn viên đóng góp, thay vì nhận lương của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là người lao động trực tiếp trả lương cho công đoàn và nghiễm nhiên là công đoàn phải nỗ lực để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Doanh nghiệp cũng có lợi
Có một công đoàn đại diện cho người lao động một cách đúng nghĩa, theo ông Lộc, không chỉ bảo vệ quyền lợi cho công nhân mà sẽ tạo tác động tích cực đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Cụ thể, khi xảy ra mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao động, công đoàn sẽ đại diện người lao động để thương thảo, từ đó hạn chế việc nhân công phản ứng theo “hành vi tập thể” là đình công hàng loạt.
Thực tế cho thấy, bản thân các doanh nghiệp cũng rất hoan nghênh những đối thoại, đề xuất, đóng góp ý kiến để thấu hiểu và đáp ứng được nguyện vọng của người lao động. Ông Lộc lấy ví dụ như một dự án của tổ chức phi chính phủ CARE, hỗ trợ nâng cao sinh kế của nữ công nhân thông qua tập hợp chứng cứ, từ đó đưa ra đối thoại, đề đạt nguyện vọng. Những ý kiến được tập hợp đã nhận được phản hồi tích cực từ doanh nghiệp.
Cách giải quyết vấn đề này mang tính công bằng, cả người lao động và người sử dụng lao động chấp nhận hợp tác giải quyết vấn đề, từ đó tạo ra hiệu quả tốt hơn thay vì đặt 2 bên vào “thế đối đầu”.
Suy cho cùng, doanh nghiệp trả lương cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình, người lao động lại đang tạo ra giá trị giúp doanh nghiệp hoàn thành công việc. Mối quan hệ này có tính lợi ích 2 chiều, do đó nếu đối đầu sẽ gây thiệt hại cho cả 2 bên.
Phạm Sơn – Nguồn: theleader.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...