AN SINH
Chọn phương án tối ưu để đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động
SLO – Quan điểm của Ủy ban Xã hội của Quốc hội là bất kể chọn phương án nào nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động, để chính sách bảo hiểm xã hội thực sự thu hút và giữ được người lao động gắn bó lâu dài mới là vấn đề quyết định…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong nhấn mạnh quan điểm này tại phiên thảo luận chuyên đề về “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, sáng 19/9.
Làm rõ thực trạng của vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tại phiên thảo luận, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi nói đây là thực trạng “rất day dứt”.
Trong giai đoạn 2016- 2022, đã có gần 5 triệu người lao động rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần, song chỉ có 1,3 triệu người quay trở lại thị trường lao động và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. “Nếu không có số rút này thì có lẽ số người tham gia bảo hiểm xã hội đã tăng từ 13 triệu người năm 2016 lên 21 – 22 triệu người vào năm 2022”, ông nói.
Theo Thứ trưởng, nhóm rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu rơi vào các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội dưới 5 năm (chiếm khoảng 70%). Nguyên nhân chính là do người lao động có những khó khăn, họ xin rút bảo hiểm xã hội một lần, nhưng với 5 năm đóng thì số tiền họ nhận được không lớn, chủ yếu từ 5 – 10 tháng lương, khoảng 25 – 30 triệu đồng.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng lo ngại đến vấn đề nhận thức của người lao động, bởi họ chưa hiểu hết được vai trò quan trọng của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội cả cuộc đời.
Ngoài ra, một phần do người lao động có thu nhập thấp, khi gặp khó khăn về mất việc làm, họ sẽ cần một khoản tài chính để giải quyết những vấn đề trước mắt…
Về các giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho rằng, điều đầu tiên cần giải quyết là vấn đề nhận thức. Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, vận động xã hội, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội, đặc biệt có các chính sách hỗ trợ cho người lao động một khoản tài chính tạm thời, trợ cấp để giải quyết trong các hoàn cảnh khó khăn trước mắt.
“Ngoài ra, cũng cần có các cơ chế để người lao động tiếp cận các nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận lợi; chính sách hấp dẫn người lao động tham gia vào hệ thống như giảm năm đóng bảo hiểm từ 20 năm xuống 15 năm, hay tăng thêm các chế độ hỗ trợ khác về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp cũng như nhiều chính sách đồng bộ khác”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho biết.
Dưới góc độ của cơ quan thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nói, hiện vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tại dự thảo Luật đang còn nhiều ý kiến khác nhau.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chính phủ đang đề xuất hai phương án, trong đó phương án một là giữ như quy định hiện hành tức vẫn cho phép rút bảo hiểm xã hội một lần, nhưng những người tham gia bảo hiểm xã hội từ sau sau khi luật có hiệu lực thì không được rút nữa. Phương án hai là vẫn cho rút nhưng chỉ được hưởng 50% số tiền người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
“Phương án nào của Chính phủ đưa ra cũng có ưu, nhược điểm, nên cần đánh giá thật kỹ, khi tham vấn người lao động chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm của Ủy ban Xã hội là bất kể chọn phương án nào nhưng phải đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động, để chính sách bảo hiểm xã hội thực sự thu hút và giữ được người lao động gắn bó lâu dài mới là vấn đề quyết định”, ông Đặng Thuần Phong nhấn mạnh.
Còn vấn đề cho rút ở mức bao nhiêu, rút một lần như thế nào theo ông cũng là giải pháp nghiệp vụ cần tính toán căn cứ theo thực trạng. Theo độ tuổi rút hiện nay thì chủ yếu từ 20 – 40 tuổi, theo vùng miền thì Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có số người rút nhiều nhất, còn miền Trung, Tây Nguyên và miền Bắc có rút nhưng không đáng kể. “Như vậy là có tâm lý vùng miền”, ông Đặng Thuần Phong nhìn nhận.
Trước những thực tế như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho rằng giải quyết vấn đề này, ngoài giải pháp trực tiếp là sửa Luật Bảo hiểm xã hội tới đây, cần giải pháp gián tiếp như có các chính sách đảm bảo việc làm ổn định để người lao động không bị mất việc giãn việc, thì họ sẽ không nghĩ đến việc rút một lần.
Bên cạnh đó, cũng cần hàng loạt chính sách khác đồng bộ nữa để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động thì mới đảm bảo tính khả thi và giải quyết được bài toán đặt ra cho vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.
“Đây là vấn đề nhạy cảm, có tính chất xã hội nên nếu làm không khéo sẽ gây bất ổn xã hội, thậm chí nguy cơ dẫn đến làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần trong thời gian tới. Vì vậy, Ủy ban Xã hội sẽ cân nhắc rất kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo, tiếp tục lấy ý kiến các nhà khoa học, tham vấn công chúng, đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động để tìm ra giải pháp khả thi, tốt nhất cho chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong nhấn mạnh.
Thu Hằng – Nguồn:vneconomy.com.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...