AN SINH
Công nhân dễ sa vào bẫy nợ nần
SLO – Ít việc làm, thu nhập giảm nên nhiều công nhân phải vay mượn để chi tiêu, dễ rơi vào cảnh nợ nần khó trả
Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng khiến công nhân (CN) không có cơ hội tăng ca. Thu nhập giảm mạnh, dù đã tằn tiện hết cỡ nhưng nhiều người vẫn khó lòng xoay xở. Để giúp người lao động (NLĐ) giảm bớt khó khăn, nhiều chuyên gia cho rằng rất cần các giải pháp việc làm đa dạng, gói tài chính và phi tài chính được thiết kế linh hoạt, đồng bộ hơn.
Thiếu trước hụt sau
Chị Thạch Thị Thu – CN một công ty sản xuất vali, túi xách tại quận 12, TP HCM – cho biết thu nhập của chị tháng 2 vừa qua là 5 triệu đồng. Ngoài các khoản chi cố định cho con, tiền thuê trọ là hết 3,5 triệu đồng, số còn lại quá ít ỏi không đủ chi tiêu. Đến kỳ nhận lương vào ngày 10 hằng tháng, tiền chưa cầm “nóng tay” chị đã phải trả nợ vay của đồng nghiệp trước đó. Cứ như vậy từ tháng này đến tháng nọ khiến chị bi quan với đời sống của mình.
Ba năm trước, sau vụ nuôi tôm thua lỗ và rơi vào cảnh nợ nần, gia đình 4 người của anh Nguyễn Văn Tùng (44 tuổi) từ Sóc Trăng lên TP HCM mưu sinh. Anh chị dự định ở thành phố chăm chỉ làm ăn, gom góp tiền trả nợ thì dịch COVID-19 bùng phát. Sau dịch, công việc càng thêm khó khăn. Anh Tùng là CN cơ khí với mức lương 8-10 triệu đồng/tháng. Trong khi vợ anh là chị Nguyễn Thị Huệ làm CN may với thu nhập bấp bênh – ngày làm, ngày nghỉ. Do vậy, qua gần 3 năm, anh chị vẫn chưa thể thanh toán hết nợ. “Mỗi tháng góp được đồng nào tôi lại gửi về trả cho chủ nợ, nhưng không phải tháng nào cũng có tiền để trả. Từ Tết tới giờ, vợ tôi không có việc làm, tiền làm ra thiếu trước hụt sau. Cứ tình hình này không biết bao giờ tôi mới hết mắc nợ” – anh Tùng nói.
Tương tự, anh Nguyễn Thanh Nhàn (CN công ty sản xuất hộp thiếc đựng sữa tại quận Bình Tân, TP HCM) cũng vay 20 triệu đồng để mua xe máy đi làm từ 2 năm trước. “Vợ chồng làm 2 chỗ với giờ giấc khác nhau, buộc phải sắm thêm phương tiện. Nuôi 2 đứa con khá tốn kém nên chỉ còn cách vay tiền” – anh Nhàn nói.
Dễ sa vào nợ nần
Những lý do khiến CN vướng vào nợ nần như vay chi tiêu hằng ngày; chi trả chi phí khám chữa bệnh, thuốc men; chi phí học hành cho con, vay mua xe đi làm… Nhiều trường hợp vay gối đầu – vay tháng này trả tháng sau. Do đó, khả năng tài chính của NLĐ quá mong manh.
Ông Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (SocialLife; quận 2, TP HCM), cho biết qua khảo sát hơn 1.000 lao động di cư tại TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương, có gần 80% NLĐ nói đang gặp khó khăn về tài chính. Trong đó, 33,3% NLĐ vay mượn với mức thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 1,5 tỉ đồng. Số nợ trung bình của NLĐ gần 65 triệu đồng, gấp khoảng 8 lần mức lương trung bình hằng tháng. Họ vay mượn từ nhiều nguồn, riêng số lượng NLĐ đang vay trả lãi cao là 8,6%.
Ông Đinh Trọng Thịnh (giảng viên Học viện Tài chính; TP Hà Nội) cho rằng hiện đã có những chương trình tín dụng ưu đãi dành cho đối tượng như CN. Tuy nhiên, trình tự thủ tục còn phức tạp, tốn thời gian, vì thế NLĐ chưa dễ tiếp cận. “Các gói cho vay không cần bảo lãnh với giá trị thấp vẫn khá hạn chế, hệ quả là đẩy NLĐ đến gần hơn với tín dụng đen. Điều này dẫn tới nguy cơ NLĐ dễ sẩy chân vào các tệ nạn xã hội” – ông Thịnh phân tích.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho CN – lao động, ông Nguyễn Đức Lộc nói ngoài có thêm biện pháp đa dạng việc làm phù hợp khả năng NLĐ, còn cần những giải pháp tài chính theo phương châm bù đắp nhiều hơn, thu ít hoặc vừa đủ.
“Doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan nhà nước để cung cấp hạ tầng phúc lợi tốt hơn cho NLĐ như: hỗ trợ tiền thuê nhà, xây dựng nhà giữ trẻ… Đặc biệt, các cơ quan, đoàn thể nên xây dựng nguồn quỹ cho NLĐ vay với lãi suất ưu đãi để tránh CN rơi vào bẫy nợ nần” – ông Lộc đề xuất.
Hơn 10% người lao động không có khả năng trả nợ
Theo khảo sát của Social Life, 10,9% NLĐ đang vay mượn thừa nhận không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, 86,3% NLĐ nói rằng xoay xở được đến đâu trả đến đó và chỉ 18,8% có khả năng trả nợ. Giải pháp trả nợ được nhiều người lựa chọn là cố gắng làm việc, tiết kiệm tiền chiếm 79,1%. Ngoài ra, các phương án khác được NLĐ cân nhắc như: rút tiền BHXH một lần; mượn người thân, bạn bè và bán tài sản có giá trị để trả nợ.
Mây Trinh, Hồng Đào – Nguồn: nld.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...