DÂN SINH
Công nhân kiệt quệ vì thiếu tiền, chủ trọ tất tả lo cứu giúp
SLO – Chứng kiến cảnh người thuê phòng “thiếu trước hụt sau”, chủ trọ Kim Hồng chạy vạy khắp nơi kiếm thêm việc, mang hàng chưa thành phẩm về cho công nhân trong khu gia công, kiếm thêm tiền.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Níu chân công nhân ở lại thành phố
Chị Nguyễn Thị Kim Hồng, chủ nhà trọ trên đường Trần Thanh Mại (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM), nhiều tháng qua không khỏi lo lắng khi thấy nhiều công nhân rơi vào cảnh không được tăng ca, giảm thu nhập.
Chị Hồng cho hay những dãy trọ xung quanh liên tục có công nhân trả phòng, trở về quê. Dù nhà chị vẫn chưa có ai báo trả phòng nhưng chị vẫn nhận thấy người lao động ở đây đang chật vật với chi phí sinh hoạt đắt đỏ, leo thang.
“Những người chọn bám trụ lại thành phố thì phải gồng gánh rất nhiều. Công nhân nhìn chung sống chật vật vì đồng lương ít ỏi, trong khi sinh hoạt phí ngày càng cao. Thực sự, làn sóng sa thải trước đó khiến nhiều công nhân mất việc vẫn âm ỉ hệ quả. Những người có việc lại giờ cũng phải chịu mức lương khởi điểm thấp, không có thưởng thâm niên”, chị Hồng giải thích.
Để hỗ trợ công nhân vượt khó khăn, mỗi khi đi họp ở địa phương hay bán hàng ngoài chợ, chị Hồng luôn hỏi thăm, tìm việc rồi kéo về cho người thuê trọ khu mình. Có được nguồn hàng, bà chủ trọ đều đến tận nơi kiểm tra, xác thực. Những nơi trả công không hợp lý hoặc hàng gia công phức tạp, chị Hồng sẽ từ chối.
Ngày bà chủ trọ mang về hàng vạn chiếc bút bi cần gia công lắp đầu nút bấm, công nhân thuê phòng ai nấy đều bất ngờ. Lần gần đây nhất, chị đưa về khu trọ công việc xé ni lông. Mỗi kg ni lông gia công thành phẩm người làm được trả 6.000 đồng.
“Dù tiền công không cao, nhưng tôi hi vọng thêm đồng ra đồng vào giúp công nhân ở trọ đỡ phần nào áp lực chi phí”, chị Hồng nói.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), chủ trọ giới thiệu việc làm thêm cho công nhân ngay tại phòng trọ là một mô hình thiết thực và cần được nhân rộng. Tuy nhiên, việc này mới ở mức tự phát, còn nhiều thách thức phải giải quyết để trở thành mô hình bền vững hơn, tối ưu hóa lợi ích cho người lao động.
“Thách thức lớn nhất chính là công nhân không có đủ không gian thoải mái để gia công hàng, bởi phòng trọ thường chật hẹp. Hơn nữa, họ thường nhận làm thêm sau giờ tan ca hoặc cuối tuần. Như vậy, những gia đình có con nhỏ sẽ gặp khó vì việc làm thêm mất thời gian, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt của con trẻ…
Thực tế, nhiều người lao động chấp nhận bỏ tiền sắm máy móc vì công việc làm thêm tưởng ổn. Nhưng vài tháng sau, họ đành phải bán máy vì không có không gian làm”, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc nói.
Vị chuyên gia đề xuất các tổ chức an sinh, xã hội địa phương và chủ nhà trọ xây dựng mô hình “nhà trọ hợp tác”.
Với sự phối hợp của nhiều đơn vị, những nhà trọ theo mô hình này sẽ xây dựng một khu vực riêng để công nhân có nơi nhận hàng về gia công. Hơn nữa, nếu mô hình được công nhận, các tổ chức an sinh, xã hội địa phương cũng dễ dàng kêu gọi sự hỗ trợ từ mạnh thường quân và các đơn vị liên quan để cải thiện cơ sở vật chất, cung cấp máy móc, vật tư để giúp công nhân có thêm nguồn thu lâu dài.
Được tăng ca lại vẫn phải “cày” thêm việc
Chị Bích Tuyền (37 tuổi, ngụ tại phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM), công nhân tại một công ty may mặc, bộc bạch thời gian qua, nhiều người lao động tại khu trọ đều tranh thủ cuối tuần để làm thêm ít nhất một việc tay trái.
“Hai vợ chồng nuôi 1 đứa con, dựa vào lương công nhân thì chỉ vừa đủ. Với gia đình có 2 con, cuộc sống thực sự khó khăn, thiếu trước hụt sau. Chưa kể lúc ốm đau hay có việc gấp cần tiền, chúng tôi chỉ có thể vay mượn họ hàng, bố mẹ ở quê hoặc đồng nghiệp. Giờ chúng tôi đều phải chấp nhận làm thêm cuối tuần để tăng thu nhập”, chị Tuyền chia sẻ.
Cạnh phòng chị Tuyền, chị Cao Thị Diệu (35 tuổi, quê Thanh Hóa), một công nhân khác ở cùng khu trọ đang sấp ngửa kéo cậu con trai nhỏ ra hỗ trợ mẹ chất hàng lên xe máy.
Mỗi buổi chiều chủ nhật, sau giờ làm ở nhà máy, chị Diệu lại đi gom ve chai, mua hàng mang ra chợ bán kiếm thêm.
Gánh nặng nuôi hai con nhỏ, chị không thể chỉ trông chờ vào đồng lương công nhân. Năm ngoái, khi công ty cắt giảm giờ làm vì thiếu đơn hàng, thu nhập giảm sút, gia đình chị đã trải qua cảnh lao đao. Đến giờ được tăng ca trở lại, mức lương cải thiện nhưng chị vẫn chưa thể quên những ngày tháng chật vật đó.
Chính vì vậy, chị quyết tâm làm thêm, tích cóp phòng lúc khó khăn.
“Ai cũng phải cố gắng, không ai giúp được mình ngoài chính bản thân mình. Chỉ mong năm tới cuộc sống khá hơn, bớt vất vả”, chị nói vội trước khi lên phóng ra chợ cho kịp buổi hàng.
Theo VCCI và Tổ chức di cư quốc tế IOM, trong số 1.000 người hiện làm việc tại TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương tham gia khảo sát, có 15,5% cho biết có ý định về quê làm việc lâu dài và 44,6% đắn đo giữa việc về quê hay tiếp tục làm việc tại thành phố.
Đối với những lao động có ý định trở về quê làm việc lâu dài, tác nhân chính đẩy họ trở về là thu nhập hiện tại không đủ trang trải chi phí sống xa nhà (38,1%).
Theo: Nguyễn Vy. Nguồn: Báo Dân Trí
SLO - Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng, tỉ lệ tăng cũng như thời điểm tăng làm sao phải...
SLO - Lao động làm nghề lái xe công nghệ đối mặt với những rủi ro hiện hữu ở bất...
SLO - Để hơn 100.000 nhân sự rời khu vực nhà nước thích nghi với môi trường tư, rất cần...
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Nhiều người kêu gọi từ thiện xuất phát từ cái tâm, thể hiện truyền thống tốt đẹp “tương...
SLO - Dự báo nửa đầu tháng 2/2025, thời tiết khu vực TPHCM vẫn còn khá mát, chỉ một vài...
SLO - Bão Yagi (bão số 3) là vụ thiên tai lớn nhất năm 2024 ở Việt Nam, gây thiệt...
SLO - Sau khi tiktoker Mr. Pips (Phó Đức Nam) bị bắt (ngày 25/10) do hành vi lừa đảo thông...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...