LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Công nhân mong gì trong bữa ăn tại doanh nghiệp
SLO – “Bữa ăn giữa ca chất lượng và đa dạng các món là điều mọi công nhân đều mong muốn. Chúng tôi chỉ mong doanh nghiệp thấu hiểu điều này và tạo điều kiện để công nhân lao động hồ hởi trước mỗi bữa ăn, ăn ngon và ăn no; từ đó sức khỏe đảm bảo, tinh thần phấn chấn, làm việc cũng hiệu quả hơn…”
Tại sao DN cần quan tâm đến bữa ăn giữa ca cho công nhân?
Thay vì để công nhân hằng ngày lo lắng hôm nay ăn gì, có ngon không, có đảm bảo vệ sinh không, có lặp lại những món đã ăn đi ăn lại suốt tuần qua không, cán bộ phục vụ có niềm nở không… và gây tâm lý bất an, e dè mỗi khi đến thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca; từ đó ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, hiệu quả công việc; chưa kể, nếu chất lượng món ăn không đảm bảo thì nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể xảy đến với không chỉ một, một vài mà có khi lên đến hàng chục, trăm, nghìn công nhân, vừa làm mất uy tín doanh nghiệp (DN), vừa tiêu tốn chi phí điều trị, thăm nom lại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của tập thể.
Vậy nên, DN cần đặc biệt quan tâm đến bữa ăn giữa ca của người lao động (NLĐ), không chỉ đảm bảo chất lượng món ăn ngon, vệ sinh mà còn cần đa dạng thực đơn, tương thích số lượng, ưu tiên sức khỏe và sự hài lòng của công nhân lên hàng đầu, từ đó giúp tái tạo sức lao động, nâng cao tinh thần làm việc khiến năng suất lao động gia tăng.
Ngoài ra, một ích lợi nữa phải kể đến là việc tạo điều kiện để công nhân thoải mái hơn trong các bữa ăn giữa ca còn giúp thiết lập các mối quan hệ, kết nối các công nhân trong và ngoài tổ với nhau, giúp đỡ nhau không chỉ trong công việc mà còn ngoài cuộc sống sinh hoạt đời thường, hạn chế tình trạng gây gỗ, tranh cãi, thậm chí đình công tập thể không mong muốn.
Tại nhiều DN, định mức suất ăn ca ngày càng tăng cao và là một trong những quy định nằm trong thỏa ước lao động tập thể của Công ty, Xí nghiệp.
Công nhân mong muốn gì ở bữa ăn giữa ca của DN?
Khi được hỏi: “Anh/ Chị mong muốn gì ở bữa ăn giữa ca của DN mình?” đa phần công nhân, dù là nam hay nữ đều bày tỏ những nguyện vọng chính đáng và cấp thiết dưới đây
Món ăn đủ chất
Không chỉ nhiều về lượng, công nhân ngày nay còn mong mỏi được ăn ngon, ăn sạch để mỗi bữa ăn không chỉ được ăn no mà còn ăn trong thích thú và hồ hởi. Muốn vậy, DN cần đảm bảo định mức suất ăn hợp lý, tối thiểu cần đạt mức 15.000 đồng/ người/ bữa, cân bằng dinh dưỡng giữa các món ăn, tránh kết hợp các món ăn kỵ nhau, nghiêm ngặt trong khâu nhập và bảo quản nguyên liệu, tuyển dụng nhân viên phụ trách bếp ăn tập thể có tay nghề và có tâm… Trường hợp DN thuê cơ sở bên ngoài đấu thầu để vào phụ trách bữa ăn ca cho công nhân hay gọi dịch vụ giao cơm ngoài thì cần đảm bảo uy tín và chất lượng món ăn.
“Từ khi vào Công ty làm việc, tôi luôn hài lòng về bữa ăn giữa ca tại đây. Món ăn được nêm nếm khá hợp với khẩu vị của tôi thường ngày nên ăn thấy ngon miệng, lại rất yên tâm về vấn đề vệ sinh. Suốt 17 năm qua, tôi và nhiều công nhân khác trong đội chưa gặp bất cứ vấn đề gì về bữa ăn giữa ca cả. Nhờ đó, sức khỏe của chúng tôi luôn được đảm bảo để tiếp tục làm tốt ca chiều” – chia sẻ của chị N.T.L (37 tuổi) làm việc tại một công ty dệt may ở Đà Nẵng.
Đa dạng các sự lựa chọn món
Không ít công nhân cho hay họ nhiều lần thấy ớn và không muốn cầm đũa dù chỉ mới nhìn qua khay đồ ăn được chuẩn bị sẵn của Công ty. Bởi quanh đi quẩn lại cũng chỉ có chừng đó món, cơm thì vừa khô vừa cứng, thi thoảng còn bắt gặp mọt hay bụi đen, sạn lẫn trong đó; canh toàn nước; cá kho thì mặn lại ương; thịt luộc toàn mỡ; rau lẫn sâu và tóc; trà đá hôm có hôm không, có bữa nghe mùi trà cũ sắp thiu…
“Công việc tay chân nên mất khá nhiều sức. Vì thế, hầu hết công nhân đều mong đến giờ trưa để vừa được ăn vừa được nghỉ, lấy lại sức cho nửa ca chiều còn lại. Điều chúng tôi mong muốn là một bữa ăn đủ chất, hợp vệ sinh và đa dạng các món ăn để không chỉ được ăn no, và tốt hơn thì được ăn ngon nữa. Hãy để chúng tôi được tự do chọn món, ăn bao nhiêu món, món này lấy ăn bao nhiêu tùy thích, miễn không để thừa đồ ăn tránh lãng phí là được. Việc lặp đi lặp lại chừng đó món ít ỏi, khẩu vị lại không ngon khiến tôi và nhiều công nhân khác nhiều hôm bỏ bữa vì không thể nuốt nỗi dù rất đói. Làm ơn, đừng cắt xén, đừng hời hợt với bữa ăn của chúng tôi!” – anh N. (28 tuổi) tâm sự đầy bức xúc.
Tại một Xí nghiệp khác ở Hà Nội, nhiều công nhân tỏ ra hài lòng với bữa ăn giữa ca của công ty: “Với 30.000 đồng/ người, suất ăn ca của chúng tôi gồm 2 món chính là món kho và món xào; món phụ là rau hoặc đậu; canh và cơm thì được ăn tùy thích; ăn xong còn có món tráng miệng là trái cây, bánh hoặc sữa chua. Các món ăn được thay đổi thường xuyên và liên tục, nêm nếm vừa nên bữa ăn ca của chúng tôi không những no mà còn thấy rất ngon miệng.”
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Từng có nhiều trường hợp công nhân bị ngộ độc thực phẩm hay ăn phải thức ăn có giòi, nguyên liệu ôi thiu, thối rửa, quá hạn sử dụng hoặc sử dụng nguồn nước bẩn, mỡ động vật hay dầu đen để chế biến… Điều này là vô cùng nguy hại, tàn phá sức khỏe người lao động. Vì vậy, nhằm hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn, công nhân luôn mong DN quan tâm nhiều hơn chất lượng bữa ăn của NLĐ để họ yên tâm làm việc và hài lòng với chế độ nghỉ ngơi, hỗ trợ của công ty.
Được tự túc bữa ăn giữa ca
Với các DN không có bếp ăn tập thể, không chịu trách nhiệm về bữa ăn giữa ca của công nhân do thiếu nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất trong khi thuê đối tác hay gọi dịch vụ giao cơm bên ngoài không đảm bảo thì có thể tạo điều kiện để NLĐ được tự túc mang theo cơm từ nhà đến chỗ làm để ăn và nhận lại tiền hỗ trợ tương thích, vừa giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, vừa đảm bảo vệ sinh, lại phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng người. Đây cũng là nguyện vọng của nhiều công nhân có hoàn cảnh khó khăn muốn dành ra khoản phụ cấp đáng kể này dùng cho các mục đích khác quan trọng hơn. Tuy nhiên, DN nên chi trả ngoài mức lương cơ bản để tránh chi trả các khoản bảo hiểm hàng tháng.
Đừng khó chịu, hạch sách
Nhiều cán bộ, nhân viên phụ trách bếp ăn tập thể, phục vụ bữa ăn giữa ca của công nhân thiếu đạo đức nghề nghiệp. Họ thậm chí phân biệt đối xử trong chia khẩu phần ăn giữa người này với người khác vì quen biết hay không thích – khó chịu và dùng lời lẽ xỉa xói, lớn tiếng khi công nhân mới nhận cơm chậm, lấy quá tay vì hôm đó tâm trạng không vui – cắt xén, tráo nguyên liệu dùng vào mục đích thiếu đúng đắn (dùng riêng hoặc mang ra ngoài bán, trao đổi với người khác lấy lời…) khiến bữa ăn của nhiều người không còn đảm bảo chất lượng và số lượng, mặt khác, tâm lý bất mãn hay lo sợ làm không khí bữa ăn bị ảnh hưởng.
Có thể nêu lên ý kiến, nguyện vọng thực tế
Định kỳ mỗi tháng, hãy cho công nhân trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cải thiện chất lượng lao động của chính họ. Ngoài tạo điều kiện sản xuất, NLĐ còn mong chờ nhiều vào chất lượng bữa ăn giữa ca để tái tạo sức lao động kịp thời và hiệu quả. Nhiều DN hiện phát phiếu khảo sát để thu thập ý kiến của công nhân về thực đơn và số lượng món trong thực đơn, chất lượng món ăn, thái độ nhân viên phục vụ, vệ sinh phòng ăn và các vấn đề liên quan khác để tiếp nhận và điều chỉnh cho phù hợp.
Nhìn chung, DN cần nâng cao chất lượng bữa ăn cho NLĐ. Đây cũng là mong mỏi cấp thiết và chính đáng của mọi công nhân. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng bữa ăn không nhất thiết phải tăng tiền, tăng định mức suất ăn mà quan trọng hơn hết là phải biết lựa chọn các phương pháp, cách quản lý và thực hiện sao cho khẩu phần ăn luôn đa dạng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm, từ đó đạt giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, tái tạo sức lao động để hiệu quả công việc ngày càng gia tăng.
Ms. Công nhân – Nguồn: vieclamnhamay.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...