KHOA HỌC
Đại dịch COVID-19 và những thảo luận chính sách cho người lao động di cư tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam
SLO – Ngày 28/06/2022, Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life) đã tham gia và trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội thảo “Tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động di cư, giải pháp hỗ trợ của các bên liên quan” do VCCI kết hợp với Better Work tổ chức. Đây cũng được xem là hoạt động khởi động dự án nghiên cứu tác động của đại dịch COVID -19 đến lao động di cư do Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội phối hợp với VCCI và tổ chức Better Work Việt Nam.
Nhìn lại năm 2021, đại COVID -19 đã tạo nên sự thay đổi về cơ cấu lao động của nhiều địa phương trong đó đáng chú ý nhất là sự dịch chuyển của lao động di cư. Lao động di cư chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của các thành phố kinh tế trọng điểm như HCM, Bình Dương, Đồng Nai,.. sự dịch chuyển này kéo theo nhiều hệ quả, khiến cho không chỉ doanh nghiệp mà nhà nước cũng phải tìm ra nhiều biện pháp để vừa đảm bảo sự phát triển toàn diện vừa đảm bảo được quyền lợi của người lao động.
Tham gia hội thảo gồm đại diện Bộ LĐ-TB&XH, Sở LĐ-TB&XH, đại diện LĐLĐ của các tỉnh thành và đại diện của nhiều doanh nghiệp để cùng thảo luận về vấn đề người lao động di cư bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 qua những khía cạnh như: kinh tế, xã hội, giới, chính sách,…
PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life) đã có phần trình bày kết quả nghiên cứu của mình và cộng sự về người lao động di cư (đặc biệt đối tượng nữ lao động di cư) trong thời gian đại dịch. Qua những chia sẻ về kết quả nghiên cứu đã thực hiện, ông đã gợi mở nhiều câu hỏi, tranh luận xoay quanh vấn đề: doanh nghiệp có thiếu hụt lao động trước, trong và sau đại dịch hay không? Sự dịch chuyển của làn sóng di cư hiện nay như thế nào, chính sách của nhà nước cho người lao động di cư. Nhà nước đã có những phúc lợi và sự thay đổi về BHXH, doanh nghiệp và người lao động đã phản ứng ra sao? Doanh nghiệp ứng phó như thế nào trước tình trạng thiếu hụt lao động và thay đổi về chính sách của nhà nước đối với người lao động. Làm sao để giữ chân người lao động di cư, có những chính sách nào khác đối với nữ lao động di cư hay không, mong muốn của doanh nghiệp trong tương lai đối với nguồn lao động như thế nào…
Theo ông Lộc: “Người lao động di cư mang trên mình gánh nặng hai đầu trong bối cảnh phát triển kinh tế. Đối với điểm đến đô thị, nguồn lao động phổ thông quan trọng bậc nhất cho các KCN; là những “mao mạch” duy trì nền kinh tế phi chính thức ở các đô thị (khu vực kinh tế phi chính thức ở TP HCM có thể chiếm tới 30%). Với tốc độ phát triển hiện nay, hai siêu đô thị Hà Nội, TP HCM, hay các KCN Bình Dương có thể thiếu người lao động di cư, dù chỉ một tuần không? Trong khi đó, đối với quê hương, theo tính toán sơ bộ dựa vào Điều tra di cư quốc gia, khoảng 30% người di cư gửi tiền về quê, trung bình mỗi người gửi 28 triệu đồng/năm, tạm ước tính với tổng số 14 triệu người di cư thì số tiền người di cư gửi về vào khoảng gần 6 tỉ USD. Tiền gửi về để chăm sóc sức khỏe, chi giáo dục, sửa sang nhà cửa”.
Ông Lộc cũng đưa ra nhận định: “Sau 30 năm phát triển, vai trò của người lao động di cư trở lên trọng yếu trong nền kinh tế nhưng cũng cho thấy sự mong manh của nền kinh tế thâm dụng lao động”.
Bàn về chính sách dài hạn cho vấn đề lao động di cư hiện nay, Bà Trần Thị Liễu – Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: “Vấn đề về quan hệ lao động, chúng ta thấy rằng các tổ chức đại diện của người lao động, bên cạnh công đoàn sẽ có những tổ chức khác tham gia. Chúng ta cần phải nâng cao năng lực của công đoàn cơ sở, phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người lao động. Ngoài các vấn đề về tài chính và thu nhập ra thì người lao động còn có những nhu cầu mà kể cả có tiền người ta cũng không làm được ví dụ: anh/chị (Doanh nghiệp) trả lương cao, người ta có thể thuê cái nhà trọ lớn hơn nhưng nếu cái nhà trọ quá xa so với nơi mà người ta đang làm thì người ta sẽ di chuyển như thế nào? Thứ hai là chuyện trường học của con cái, người ta khác với lao động tại chỗ, không có được ông bà cha mẹ bên cạnh để có thể trông con lúc còn bé, lo lắng lúc mới sinh nở, làm sao có những nhà trẻ để chăm con vài tháng tuổi giúp người lao động?….đó là những vấn đề nó bản chất cuối cùng của nó là tài chính, vì có tiền mới giải quyết được nhưng với người lao động đó là vấn đề không phải cứ có thu nhập là giải quyết được. Vừa rồi đã có những chỉnh sửa, được phép sử dụng đất ở khu công nghiệp để xây dựng nhà ở cho công nhân, nhưng để làm được điều đó phải là những doanh nghiệp lớn, với số lượng công nhân trăm ngàn trở lên. Tuy nhiên, chúng ta có thể thu hút những người xây nhà trọ nhỏ cho công nhân hợp tác cùng với cơ quan đoàn thể đại diện cho người lao động để cùng xây dựng nhà trọ cho công nhân. Đó cũng là một giải pháp. Hoặc có thể đặt nhà máy ở những nơi thuận tiện nhất cho người lao động để tạo sự ổn định cả hai phía: người sử dụng lao động và người lao động.”
Về xu hướng lao động nhập cư trong thời gian vừa qua vào Bình Dương – địa phương có số lượng lao động nhập cư nhiều hơn lao động địa phương và nhiều doanh nghiệp có số lượng lao động lớn, ông Đặng Tất Đạt – Phó trưởng ban Chính sách Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương nhận định: “Đứng ở góc độ công đoàn, đại diện cho người lao động, tôi thấy xu hướng di cư lao động trước mắt là tại Duyên hải miền trung người lao động đang quay lại quê của họ vì ở đó cũng thành lập những nhà máy, thuận tiện cho người lao động làm việc. Việc di cư có sự điều chỉnh lại, hiện nay xu hướng di cư chủ lực nhất là miền Tây lên miền Đông và xu hướng hình thành mới nhất là người lao động từ Đắk Lắk, Tây Nguyên di cư lên miền Đông. Doanh nghiệp trước kia đặt nhà máy tại cảng biển để tăng hiệu suất, nhưng hiện nay, nhà doanh nghiệp phải tính tới việc đặt nhà máy tại nơi có thể gia tăng xuất nhập khẩu hay gần nguồn lao động – lợi ích ở đâu tốt nhất? Một vấn đề nữa là cần nắm bắt thêm tâm lý của lao động miền Tây và Tây Nguyên, hầu hết họ đều làm nông nghiệp. Hết mùa cà phê và mùa lúa, lúc nông nhàn, họ mới tính đến việc đến đây để tìm công việc khác tại vì họ cũng ko thể bỏ được công việc của gia đình, ruộng nương, rẫy. Bộ luật lao động có 1 chương cho vấn đề lao động tương lai. Lao động từ miền Tây và Tây Nguyên tạo nên một phân khúc số lượng lao động rất lớn, có thể bổ sung cho nhà máy, nhưng theo quy định của luật thì vẫn chưa đảm bảo vì lực lượng lao động này đang là lao động thời vụ, vì họ chưa có bảo hiểm. Vậy lao động này là chính thức hay phi chính thức? Vì người lao động này gần giống như lao động phụ hồ, các nhà cung ứng lao động sẵn sàng trả lương 10 ngày nửa tháng trước cho người lao động trước khi nhà máy kia trả lương, hầu hết các doanh nghiệp khi cần đơn hàng gấp thì đây là nguồn lao động lý tưởng để bổ sung. Vì vậy, cần điều chỉnh chính sách phù hợp cho tâm lý của người lao động để họ tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội.”
Buổi hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi, mọi quan điểm từ các bên liên quan đều được chia sẻ và đón nhận cởi mở. Các doanh nghiệp mong muốn tìm ra được giải pháp thông qua thông tin tình hình chính sách hiện nay từ phía đại diện các Bộ, Sở Lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động, ý kiến của chuyên gia và kinh nghiệm, giải pháp từ các doanh nghiệp khác. Qua đó, các bên liên quan cùng tìm ra giải pháp trong bối cảnh thay đổi đặc điểm của nguồn lao động hiện nay.
Khánh Lê
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Năm 2021, 2 chị em Nupur Poharkar và Sharvari Poharkar đã thành lập PIRUL Handicrafts để sản xuất...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...