LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Đại dịch làm giảm cơ hội việc làm cho người trẻ
SLO – Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số lượng thanh niên trên toàn cầu không thể tìm được việc làm trong năm nay sẽ lên tới 73 triệu người, nhiều hơn 6 triệu so với thời kỳ trước đại dịch.
Sau khi tốt nghiệp trung học, David Tong được cha mẹ gửi đến Mỹ và học chơi bóng đá. Anh trở về Bắc Kinh (Trung Quốc) trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019.
Năm 21 tuổi, sau khi không tìm được việc làm thích hợp trong lĩnh vực bóng đá, Tong đã xin vào một phòng gym để làm huấn luyện viên thể hình. Ba năm sau, anh mất việc. “Việc kinh doanh đình trệ vì các biện pháp kiểm soát COVID-19. Tôi không ngạc nhiên khi bị sa thải sau khi người quản lý nhiều lần ám chỉ câu lạc bộ phải cắt giảm chi phí”, Tong cho biết.
Phải mất vài tuần sau, cha mẹ Tong mới chấp nhận được tin con mình thất nghiệp. Tong cho biết, cha mẹ anh sau đó cũng không căng thẳng lắm bởi hiện nhiều người trẻ trong họ hàng, hàng xóm… cũng không có việc làm bởi đại dịch. Các quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, trì hoãn nền kinh tế. “Cuối cùng, cha mẹ đã ngừng đổ lỗi cho tôi và không gọi tôi là kẻ thất bại. Tôi đã hứa sẽ tiếp tục tìm kiếm việc nhưng cho đến nay, tôi vẫn chưa tìm được”, Tong kể.
Theo Cục Thống kê quốc gia (NBS), tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc tăng từ 15,3% trong tháng Một lên 19,9% vào tháng Bảy, có nghĩa là 1/5 thanh niên ở nước này không có việc làm. Fu Linghui – phát ngôn viên của NBS – cho biết: “Các công ty đang gặp khó khăn giữa đại dịch nên ít có khả năng tuyển dụng lao động mới. Trong khi đó, sự phục hồi của khu vực dịch vụ, một nguồn cung cấp lớn việc làm cho thanh niên, lại rất chậm chạp”.
Còn theo báo cáo của ILO, số lượng thanh niên trên toàn cầu không thể tìm được việc làm trong năm nay sẽ lên tới 73 triệu, nhiều hơn 6 triệu so với thời kỳ trước đại dịch. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, 14,9% lao động trẻ vẫn đang tìm kiếm việc làm vào cuối năm nay. Ở Mỹ Latinh, tỷ lệ đó lên đến mức đáng lo ngại là 20,5%, trong khi ở Bắc Mỹ, con số này dự kiến là 8,3%… Ở các quốc gia Ả Rập, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lại cao nhất và tăng nhanh nhất trên thế giới, ở mức 24,8%, và con số tăng lên 42,5% đối với phụ nữ trẻ.
Theo các chuyên gia, trên toàn cầu, những người tìm việc lần đầu, những người bỏ học và những sinh viên mới ra trường chưa có hoặc ít kinh nghiệm luôn dễ bị tổn thương trong thị trường việc làm. Ở Trung Quốc, vấn đề trở nên trầm trọng hơn do số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học cao và sự suy thoái kinh tế trong những năm gần đây. Trong mùa hè này, 10 triệu tân cử nhân tham gia thị trường việc làm, trong khi tăng trưởng kinh tế được dự báo không đạt mục tiêu khoảng 5,5% trong năm nay.
Các nhà kinh tế nhận định, triển vọng việc làm cho lao động trẻ toàn cầu vẫn ảm đạm. Qian Lan, 21 tuổi, tốt nghiệp một trường cao đẳng ở phía đông thành phố Nam Kinh vào mùa hè năm nay. Trước khi tốt nghiệp, cô đã làm thư ký trong sáu tháng ở một công ty thu mua đồ nội thất nhưng cô đã mất việc vào tháng trước. “Rất khó để tìm được một công việc tử tế. Tôi đã gửi hồ sơ xin việc của mình đến khoảng 100 địa chỉ nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào. Mỗi đêm tôi đều mất ngủ. Ba năm học của tôi bị che phủ bởi COVID-19. Đại dịch đã phá hủy công việc của tôi”, cô nói.
Thu Thanh (theo ILO, SCMP) – Nguồn: phunuonline.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Năm 2021, 2 chị em Nupur Poharkar và Sharvari Poharkar đã thành lập PIRUL Handicrafts để sản xuất...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...