XÃ HỘI
Dự đoán Trung Quốc sẽ bị soán ngôi “Quốc gia đông dân nhất thế giới”
SLO – Ngày Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới không còn xa. Cơ quan Dân số Liên Hợp Quốc ước tính dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc ngay trong năm 2023, sự kiện sẽ tạo ra những hệ quả cả về tâm lý lẫn biểu tượng, theo Guardian.
Nghịch lý
Ngay cả khi bị Ấn Độ vượt qua về quy mô dân số, Trung Quốc vẫn có nền kinh tế lớn gấp nhiều lần và là quốc gia duy nhất có khả năng thách thức vị thế siêu cường của Mỹ. Tuy vậy, Trung Quốc sẽ không thể tự nhận là quốc gia lớn nhất trên khía cạnh dân số.
Với xu hướng hiện nay, khoảng cách dân số sẽ tiếp tục được nới rộng. Nhưng xét về tầm ảnh hưởng của hai quốc gia trên thế giới, quy mô dân số không đóng vai trò quá lớn, thay vào đó là hiệu quả mô hình quản trị và sức mạnh đầu tư.
Tuy vậy, khoảnh khắc ngôi vị quốc gia đông dân nhất chuyển sang Ấn Độ cũng sẽ làm dấy lên những câu hỏi, cho thấy những giới hạn trong sự trỗi dậy của Trung Quốc ở thế kỷ XXI. Dân số Trung Quốc, hiện khoảng hơn 1,4 tỷ người, sẽ sớm đạt đỉnh và bắt đầu giảm dần với tốc độ ngày càng nhanh hơn.
“Theo dự đoán trước đây, dân số Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2028, nhưng lúc này có vẻ dân số của họ đã đạt đỉnh. Đây là một sự thay đổi rất lớn”, Ian Bremmer, Chủ tịch tổ chức tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị Eurasia Group, nhận định.
Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ suy giảm dân số lớn hơn nhiều lần những gì xảy ra tại Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi nước này vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình. Đây là một thách thức rất lớn với Bắc Kinh.
Không chỉ suy giảm quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi của người Trung Quốc cũng thay đổi. Nhóm cư dân trong độ tuổi lao động sẽ giảm dần, trong khi số người già ngày một nhiều hơn.
Theo Reuters, số người từ 65 tuổi trở lên ở Trung Quốc sẽ đạt 330 triệu vào năm 2050, gấp đôi so với con số 150 triệu hiện nay. Điều này đồng nghĩa số người lao động ngày càng ít hơn, gánh trách nhiệm nặng nề hỗ trợ số người về hưu ngày một đông.
Giới chức Trung Quốc có thể tìm cách tiếp tục đà tăng trưởng của đất nước thông qua cải thiện năng suất lao động của người dân, nhưng quá trình này sẽ đòi hỏi đầu tư ngày một lớn hơn qua thời gian. Trong khi đó, Trung Quốc đang phải chạy đua với thời gian để tránh nguy cơ “già trước khi giàu”.
Với góc nhìn ấy, việc Trung Quốc tăng cường chi tiêu quân sự là nỗ lực “uốn nắn” trật tự thế giới cho phép nước này giành được đặc quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên.
Nhưng nếu chiến lược này không như ý, Bắc Kinh sẽ lãng phí nguồn lực khổng lồ đáng lý có thể dùng để cải tổ nền kinh tế đang đi đến giới hạn phát triển, khiến nước này đối mặt bẫy thu nhập trung bình.
Thách thức và cơ hội từ dân số vàng
Ấn Độ đối mặt nghịch lý tương tự khi dân số nước này tiếp tục tăng lên. Quốc gia Nam Á đang trải qua thời kỳ dân số vàng, khi người trong tuổi lao động nhiều hơn người về hưu, nhưng New Delhi phải tranh thủ gặt hái trái ngọt của thời kỳ này trước khi quá muộn.
“Lợi ích từ nhân khẩu học không tự nhiên mà có, nhóm người thuộc độ tuổi lao động cần phải làm việc năng suất”, giáo sư Stuart Gietel-Basten tại Đại học Khalifa, Abu Dhabi, nói.
Một số nền kinh tế đã tranh thủ được cơ hội từ lợi thế nhân khẩu học như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan. Trong giai đoạn dân số vàng, các nền kinh tế này không đối mặt tình trạng thất nghiệp cao, mầm mống của bất ổn xã hội, điều xảy ra ở nhiều quốc gia dân số vàng như Tunisia, Ai Cập, Syria.
Theo giáo sư Gietel-Basten, có nhiều yếu tố quyết định thành bại của một quốc gia trong giai đoạn dân số vàng như “tài nguyên, quản trị xã hội, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý”.
Carlo Norrlof, giáo sư khoa học chính trị Đại học Toronto, cho rằng các cường quốc bên ngoài như Mỹ có thể tìm cách gây ảnh hưởng tới tương quan phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc, bằng cách can dự vào khả năng tiếp cận các loại công nghệ định đoạt sự phát triển của hai nước.
“Mỹ lúc này thực sự đang tìm cách giới hạn ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ có thể tranh thủ tình hình đó”, ông Norrlof nói.
Nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, đến năm 2050, chỉ một số ít quốc gia mà đa phần ở châu Phi còn duy trì đà tăng dân số.
Theo BBC, chuyên gia nhân khẩu học Hans Rosling cho biết dân số thế giới hiện là 1114, tức 4 tỷ người ở châu Á, 1 tỷ người ở châu Mỹ, châu Âu và châu Phi. Vào năm 2050, con số sẽ là 1145, tức 4 tỷ người ở châu Phi và 5 tỷ người tại châu Á.
Stewart Patrick, chuyên gia tổ chức nghiên cứu chính sách Carnegie Endowment for International Peace, nhận định tranh chấp địa chính trị ở châu Phi sẽ ngày càng căng thẳng khi dân số ở lục địa đen tăng lên.
“Châu Phi là nơi có trữ lượng nguyên liệu thô khổng lồ, gồm dầu mỏ và khí đốt, cũng như các nguyên liệu thô phục vụ chuyển đổi sang năng lượng sạch, như các quặng cần để sản xuất pin”, ông Patrick nói.
Nếu các nước châu Phi tận dụng được thời cơ từ dân số vàng và vươn lên nhóm thu nhập cao, sự phát triển đi cùng quy mô dân số lớn hơn sẽ làm tăng mạnh lượng tiêu thụ nguyên liệu hóa thạch.
Trong khi đó, quy mô dân số ngày càng thu hẹp tại Trung Quốc sẽ không làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng bởi nhóm dân số trung lưu tại Trung Quốc vẫn tiêu thụ lượng tài nguyên khổng lồ.
Chênh lệch trong mô hình nhân khẩu học giữa các khu vực sẽ làm gia tăng sức ép nhập cư. Các nước phát triển ở Bắc Mỹ và châu Âu sẽ phải tiếp nhận nhiều người nhập cư hơn để lao động hỗ trợ dân số ngày càng già đi ở những quốc gia này.
“Có thể có một số nhận thức ở các nước phát triển với dân số ngày một già đi rằng họ cần thêm nhiều lao động nhập cư. Nhưng tôi nghĩ với không khí chính trị hiện nay, đây là điều không tưởng”, ông Norrlof nói.
Sự bùng nổ của Trung Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội – chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.
Duy Anh – Nguồn: zingnew.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...