LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Gia tăng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực ngành thủy lợi
SLO – Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, chuyển đổi số trong xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi ngày càng lớn thì nhu cầu nguồn nhân lực cho các ngành nghề này đòi hỏi gia tăng cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các dịch vụ ngành nghề mới, các công việc trong lĩnh vực xây dựng và thủy lợi không được giới trẻ thực sự quan tâm, điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực này trong tương lai.
Đó là chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng, trường ĐH Thủy lợi tại Hội thảo “Xây dựng – Thủy lợi bền vững” và ký kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa các khoa đào tạo khối ngành Xây dựng của 10 trường đại học khu vực phía Nam, do Phân hiệu trường ĐH Thủy lợi phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tổ chức mới đây.
Tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng dẫn chứng, hiện cả nước có hơn 7 triệu lao động làm trong ngành xây dựng, song nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu của ngành này sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm và đến năm 2030, số người làm trong ngày này có thể đạt tới 12 – 13 triệu người. Còn đối với ngành thủy lợi, từ năm 2021 – 2025, mỗi năm cần thêm khoảng 600 – 800 kỹ sư. Tuy nhiên, cả hai ngành trên đều đang thiếu hụt lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao, nguyên do là tính thu hút của các ngành này đang đi xuống và không được học sinh ưa chuộng.
“Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu sự hiểu biết về ngành này, nhiều học sinh và phụ huynh không biết rõ về công việc và cơ hội nghề nghiệp của ngành xây dựng và thủy lợi. Mặt khác, tính chất công việc của ngành xây dựng và thủy lợi khá khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân không thu hút được học sinh đến với khối ngành, nhiều công trình được xây dựng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Đặc biệt, thu nhập của ngành xây dựng và thủy lợi thấp hơn so với nhiều ngành khác như công nghệ thông tin hay tài chính, ngân hàng”, PGS. TS Nguyễn Ngọc Thắng nêu.
Về đào tạo, ông Thắng cho biết, cả nước có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng và trên 300 cơ sở đào tạo nghề có đăng ký đào tạo chuyên ngành xây dựng, thủy lợi. Tuy nhiên, việc đào tạo ở các trường còn nhiều hạn chế và thách thức do chất lượng tuyển sinh đầu vào sụt giảm; chương trình đào tạo dù được cập nhật, kiểm định nhưng chưa thực sự gắn kết với việc đào tạo nguồn nhân lực trong chiến lược phát trình của ngành…
“Từ đó, dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, nhiều công trình lớn vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhân lực của nước ngoài, kể cả lực lượng thiết kế, giám sát và vận hành thiết bị tiên tiến. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xây dựng Việt Nam không thể cạnh tranh khi đấu thầu các dự án trong và ngoài nước”, ông Thắng nói.
Trước những vấn đề trên, ông Thắng đề xuất các trường cần tăng cường thông tin về khối ngành xây dựng – thủy lợi, giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về công việc và cơ hội nghề nghiệp; đưa ra các chính sách học bổng hấp dẫn để thu hút, việc cung cấp học bổng giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho học sinh và phụ huynh đồng thời cũng giúp khuyến khích học sinh nỗ lực hơn trong học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn.
Tại buổi thảo, 10 đơn vị đã ký kết hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hà Chi, Nguyễn Dũng – Nguồn: svvn.tienphong.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...