GIÁO DỤC
Giáo viên trẻ chọn bỏ nghề vì nhiều áp lực
SLO – Sau 2 năm công tác, lương em không thể đủ sống. Vừa dạy học em vừa bán hàng online. Cuối cùng, sau rất nhiều đắn đo, em quyết định bỏ nghề mình yêu thích.
Một năm học mới lại về. Ngành Giáo dục đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là tình trạng thiếu giáo viên. Nhiều thầy cô ào ào nghỉ việc vì lương thấp và quá nhiều áp lực.
Bỏ nghề vì lương thấp
Những năm gần đây, tôi từng chứng kiến rất nhiều đồng nghiệp của mình nghỉ việc, nhất là những giáo viên trẻ. Họ bỏ nghề chỉ vì lương quá thấp, không đủ sống.
Hiện nay, lương một giáo viên THCS trình độ đại học ở bậc 1 khoảng trên 3 triệu đồng. Bậc 1 sẽ có hệ số lương là 2,34 của lương cơ sở 1.490.000 đồng. Ngoài ra, giáo viên còn có thêm 30% phụ cấp đứng lớp nữa.
Với mức lương này, nhiều thầy cô hiện nay không thể đủ sống. Rất nhiều thầy cô phải làm thêm nghề tay trái. Từ bán hàng online, dạy thêm, làm gia sư…thậm chí giúp việc nhà để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, sau khi ổn định nghề phụ lại từ bỏ nghề chính là giáo viên.
Thầy NTH, nhà ở TP Tây Ninh tâm sự: “Gia đình em ba thế hệ đều làm nghề giáo. Từ nhỏ, em rất yêu thích nghề này. Em luôn mong muốn được nối nghiệp gia đình. Tốt nghiệp cấp 3, em thi ngay vào trường Sư phạm của thành phố. Sau 4 năm học em hăm hở về quê xin việc. Em từng vui và hạnh phúc vô cùng với nghề mình đã chọn.
Thế nhưng, sau 2 năm công tác, lương em không thể đủ sống. Vừa dạy học em vừa bán hàng online. Rất may, em có duyên với buôn bán. Cuối cùng, sau rất nhiều đắn đo, em quyết định bỏ nghề mình yêu thích”.
Bỏ nghề vì quá nhiều áp lực
Có thể nói, nhìn bề ngoài ai cũng bảo nghề giáo sướng. Thầy cô chỉ phải dạy theo tiết rồi hè được nghỉ mấy tháng trời. Tuy nhiên, nghề giáo không nhàn và sướng như bao người lầm tưởng. Thực tế, ai ở trong nghề mới cảm nhận rõ điều này. Nhiều thầy cô khi vào giảng dạy vài năm, thậm chí nhiều năm vẫn ngậm ngùi viết đơn xin nghỉ việc vì quá mệt mỏi và áp lực.
Hiện nay, nghề giáo bị xếp vào một trong những nhóm nghề nguy hiểm. Thầy cô có thể bị thưa kiện bất cứ lúc nào. Chỉ cần phạt trò một chút cũng có thể gây họa ngay. Khi ấy, mọi búa rìu dư luận cứ thế chĩa vào. Thầy cô chỉ đơn thương độc mã mà chịu trận.
Ngoài áp lực về học trò, thầy cô còn gặp vô số những áp lực vô hình khác. Từ duy trì sĩ số đến chất lượng giảng dạy. Tất cả đều phải hoàn hảo không tì vết. Chưa kể, chuyên môn liên tục đổi mới. Từ giáo án đến phương pháp giảng dạy.
Nhiều khi thầy cô chẳng biết làm như thế nào cho đúng nữa. Cuối cùng, dù yêu nghề, muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng cũng đành buông tay vì mệt mỏi và chán nản.
Cô bạn gái của tôi cũng vừa viết đơn xin nghỉ việc vì quá mệt mỏi. Bao năm qua, bạn luôn hết mình với nghề giáo. Lúc nào bạn cũng vui tươi và nhiệt tình với học trò. Năm nào bạn cũng đăng kí hội giảng và viết chuyên đề cho tổ. Chưa bao giờ tôi nghĩ có ngày bạn lại từ bỏ nghề giáo mà mình yêu quý như vậy cả.
Thực tế, khi bỏ việc, bạn đã khóc rất nhiều. Bạn còn rất yêu nghề. Nhưng với lượng công việc hiện nay, bạn không thể kham nổi. Nhiều hôm bạn làm việc đến khuya vẫn chưa xong việc. Dạo gần đây, bạn thường xuyên bị stress rồi mất ngủ. Cuối cùng, sau nhiều đắn đo, bạn đành viết đơn xin nghỉ việc.
Thiết nghĩ, nghề giáo cần được xã hội quan tâm nhiều hơn nữa. Thầy cô mong mỏi sớm được cải thiện chính sách tiền lương và cởi bỏ những áp lực vô hình. Hãy thông cảm với những nỗi khổ của người thầy khi đứng lớp. Chỉ có như vậy giáo viên mới an tâm và gắn bó lâu dài với nghề mình lựa chọn.
Loát Trần – Nguồn:dantri.com.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...