XÃ HỘI SỐ
Khi điện thoại trở thành “dụng cụ” học tập hiện đại của học sinh
(SLO) Gần đây truyền thông đang nổi lên những cuộc tranh cãi không hồi kết, thậm chí chia thành hai phe ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư 32 hôm 15/9 với điều khoản nới lỏng, cho phép học sinh THCS và THPT được dùng điện thoại di động vì mục đích học tập, dưới sự cho phép và kiểm soát của giáo viên, thay vì cấm hoàn toàn như trước đây. Một bên thì ủng hộ quyết định này của Bộ, còn lại thì dường như quyết liệt phản đối.
Có nhiều quan điểm của học sinh cho rằng có điện thoại sẽ thuận tiện hơn cho việc học, vì chỉ cần vài thao tác nhỏ thì mọi thắc mắc sẽ được giải đáp. Nhưng việc này phần nào sẽ gây mất sự tập trung cho các bạn. Hiện nay, phần lớn các học sinh đều có xu hướng yêu thích các môn thiên về hoạt động, vận động, năng khiếu hơn là các môn học lý thuyết. Tuy nhiên các môn học như tin học và công nghệ là các môn học mang tính lý thuyết và ít vận động hơn nhưng lại được nhiều học sinh ưa thích, điều này có thể lý giải rằng học sinh hiện nay được tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại, đặc biệt là các thiết bị thông minh. Hầu hết các bạn học sinh sẽ cảm thấy thích thú với môn học này vì các bạn đã được tiếp xúc, được thao tác rất nhiều trên các thiết bị công nghệ, nên việc học thực hành, làm bài tập về các môn này dường như sẽ chẳng làm khó được các bạn.
Dựa vào những quan điểm khác nhau trên truyền thông, Viện Social Life đã thực hiện một khảo sát nhỏ trên fanpage của Viện. Với những kết quả thu được đáng bất ngờ từ nhiều độ tuổi khác nhau về việc sử dụng điện thoại trong giờ học của học sinh. Đối với độ tuổi từ 15-18 tuổi mức độ ủng hộ chiếm 62,5%. Với tỷ lệ 55,0% ủng hộ ở độ tuổi từ 19-23 tuổi và điều bất ngờ là độ tuổi trên 27 mức độ không đồng ý chiếm tỷ lệ cao 75,6%.
Qua số liệu khảo sát thấy được tỷ lệ người không ủng hộ việc học sinh sử dụng điện thoại chiếm tỷ lệ cao đa số ở độ tuổi trên 27 tuổi. Điều đó có thể thấy rằng việc sử dụng điện thoại và biến điện thoại thành “dụng cụ” học tập hầu như không được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Vì họ cảm thấy con em mình sẽ chẳng thể tập trung nếu như có điện thoại bên cạnh.
Còn đối với phần lớn những người ở độ tuổi 19-25 tuổi họ sẽ có suy nghĩ thoáng hơn về việc này vì hầu như công nghệ đang phát triển, việc học và thao tác trên điện thoại sẽ đạt đến mức tiện lợi tối đa nhất cho họ cũng như con em mình. Điều này thể hiện rõ nhất ở đợt dịch Covid vừa rồi, tình trạng dịch kéo dài nên hầu như học sinh toàn quốc đều chuyển sang học bằng hình thức online (tức trên điện thoại, laptop, máy tính bảng, …).
Tóm lại, việc sử dụng điện thoại thông minh áp dụng vào học tập trong thời buổi công nghệ đang phát triển như hiện nay là điều tốt. Nhưng điều quan trọng vẫn ở sự chủ động và ý thức của mỗi cá nhân, hãy biết và hiểu công cụ mình đăng sử dụng để nó phát huy hiệu quả tốt nhất. Đừng biến điện thoại thông minh thành một “vật phẩm” gây nghiện. Hãy là những người sử dụng điện thoại văn minh, sử dụng nó khi cần và hãy để nó phát huy hiệu quả thật tốt bạn nhé!
Mỹ Duyên
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Bão Yagi (bão số 3) là vụ thiên tai lớn nhất năm 2024 ở Việt Nam, gây thiệt...
SLO - Sau khi tiktoker Mr. Pips (Phó Đức Nam) bị bắt (ngày 25/10) do hành vi lừa đảo thông...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...