AN SINH
Không có quốc gia nào rút BHXH 1 lần dễ như Việt Nam
SLO -Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, đã mời chuyên gia được Liên Hợp quốc đánh giá giỏi nhất “tính kế” khắc phục rút bảo hiểm xã hội một lần.
Làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần có dấu hiệu gia tăng
Ngày 6/6, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy – đoàn TP. Hồ Chí Minh nêu, làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân lao động thời gian qua không giảm mà còn có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tăng cao khi có thông tin Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội phương án sửa Luật Bảo hiểm xã hội.
Qua thông tin nắm được từ công nhân lao động Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng lớn nhất vẫn là sự bất an của người lao động đối với sự ổn định của chính sách bảo hiểm xã hội.
Công nhân xem bảo hiểm xã hội là của để dành của cá nhân mình, nhưng lo sợ các chính sách mới ban hành sẽ làm hạn chế quyền tự quyết, quyền tự chủ động và mức lương hưu mà họ sẽ được hưởng sẽ không đủ sống. Xin hỏi Bộ trưởng giải pháp xử lý vấn đề này như thế nào?
Cũng chất vấn vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Trí – đoàn Hà Nội cho biết, nói về con số rút bảo hiểm xã hội một lần từ 500.000 người/năm lên đến 900.000 người/năm quả thật là rất đáng quan ngại, chúng ta không nên bỏ qua chuyện này. Theo tôi, rút bảo hiểm là bất đắc dĩ và là nguyện vọng thật sự của người đóng cần được tôn trọng.
Bên cạnh đó phải làm sao để bảo đảm quỹ bảo hiểm này ổn định và phát triển, đây là một vấn đề rất khó. “Tôi đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng là phải giải quyết theo hướng tăng lợi ích, nhưng tôi hy vọng đảm bảo được lợi ích cho người gửi và đảm bảo được sự ổn định và phát triển của quỹ” – đại biểu bày tỏ.
“Không có quốc gia nào rút bảo hiểm một lần dễ như Việt Nam”
Về vấn đề rút bảo hiểm một lần, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trước năm 2019, số rút bảo hiểm của chúng ta bình quân 1 năm khoảng 500.000 người và như năm 2023 thì trên 900.000 người và số rút bảo hiểm một lần thì cũng gần bằng với số vào, đây là nguy cơ.
Nếu tình trạng rút bảo hiểm một lần này không được hạn chế lại, giảm bớt đi thì nguy cơ người già sau về hưu sẽ khó đảm bảo an sinh xã hội và hệ thống chính sách an sinh xã hội của chúng ta khó giữ được tính bền vững.
Vì sao rút bảo hiểm một lần thời gian vừa qua tăng lên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có mấy lý do cơ bản: Trước hết, phải nói bắt đầu trở lại từ đời sống. Đời sống thu nhập thấp, khó khăn người ta rút, nghĩ ngay một khoản để dành phải rút. “Tôi đã để ý kỹ và nghiên cứu kỹ vấn đề này, tuyệt đại bộ phận rút bảo hiểm một lần rơi vào công nhân lao động, còn công chức, viên chức rất ít” – Bộ trưởng nói.
Thứ hai, đối tượng rút bảo hiểm một lần mấy năm vừa qua gia tăng, trong đó, xảy ra chủ yếu ở 2 khu vực. Một là, công nhân là đối tượng; hai là khu vực phía Nam chiếm tới 72%, phía Bắc và miền Trung ít hơn. Đây là vấn đề chúng tôi phải suy nghĩ.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, không có một quốc gia nào mà có cơ chế rút bảo hiểm một lần dễ dàng như Việt Nam. Điều 60 của Luật Bảo hiểm 2014 có hiệu lực 2016 rất nhân văn, quy định 4 điều kiện để rút bảo hiểm một lần nhưng sau đó khi luật chưa có hiệu lực, chúng ta ban hành Nghị quyết 93 và cho rút bảo hiểm một lần, ai có nhu cầu thì rút.
“Tôi cũng đã mời trực tiếp chuyên gia được Liên Hợp quốc đánh giá là người giỏi nhất trong lĩnh vực bảo hiểm sang bày mưu tính kế cho tôi xem cách nào khắc phục điều này. Ông nói Việt Nam hào phóng quá, hào phóng cả chuyện cho hưởng 75%. Đương nhiên bây giờ chữa là khó” – Bộ trưởng chia sẻ.
Người đứng đầu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, thông lệ quốc tế chỉ cho rút chủ yếu trong 2 trường hợp: Khi mắc bệnh nan y và đối tượng chuyển sang định cư ở nước ngoài. Còn ở ta rút tự do, bằng quyền của người công dân nên người ta rút là quyền của người ta, không thể cấm được.
Thứ ba, quyền lợi khi rút rất cao, đóng có 8% nhưng được hưởng toàn bộ phần đóng của Nhà nước, của doanh nghiệp, thực ra phải hiểu rằng số đóng của Nhà nước và doanh nghiệp cũng là cho người lao động, nên dẫn đến nhiều trường hợp có khi chưa muốn rút nhưng thấy lợi ích tốt hơn nên rút, sau đó một thời gian lại tham gia.
“Không phải tất cả khi rút bảo hiểm 1 lần không quay trở lại. Hiện nay khoảng 1/3 số người rút bảo hiểm đã quay trở lại tiếp tục tham gia bảo hiểm” – Bộ trưởng thông tin.
Một nguyên nhân nữa, theo Bộ trưởng làm chưa tốt, đó là việc tổ chức tuyên truyền, vận động. Tại sao thành phố Hà Nội vừa qua cứ 10 người đi rút thì chúng ta vận động, thuyết phục 6 người trở lại không rút nữa.
“Tôi cũng vào một số doanh nghiệp ở Thành phố Chí Minh, Đồng Nai thấy nếu như khi công nhân đến chúng ta tuyên truyền, vận động thì có một tỷ lệ không rút nữa” – Bộ trưởng nêu, đồng thời cho rằng, rõ ràng ngoài chính sách ra, công tác tuyên truyền về tổ chức thực hiện chưa tốt. Còn về giải pháp chúng ta phải tính toán một cách căn cơ.
Về vấn đề sửa đổi Luật Bảo hiểm, một số người lao động tưởng rằng sẽ không được quyền lợi như hiện nay, do đó có một bộ phận tranh thủ thời cơ này đi rút một lần, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, tinh thần sửa Luật Bảo hiểm kỳ này theo hướng không hạn chế quyền lợi mà đi theo hướng tăng quyền lợi. Còn cách xử lý như thế nào tại kỳ họp tới, Quốc hội sẽ bàn ra các phương án khác nhau để xử lý bảo hiểm một lần làm sao có hiệu quả nhất.
Quỳnh Nga, Thu Hường – Nguồn: congthuong.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...