CHÍNH SÁCH
Làm gì sau khi đo ô nhiễm không khí?
SLO – Không khí ô nhiễm, đeo khẩu trang chống bụi độc, mua máy lọc không khí, truyền tai nhau những cách chống bụi khi ra đường chỉ là giải pháp tình thế. Đo độ ô nhiễm không khí xong rồi làm gì nữa?
Những giải pháp nào hiệu quả dài lâu, bắt đầu từ đâu, chờ đến bao giờ?
Bó tay nhìn ô nhiễm
Khi TP.HCM sương khói mờ nhân ảnh, ban đầu người người kháo nhau do cháy rừng ở nước bạn. Nhưng tình trạng hồi tháng 1 và những ngày đầu tháng 10 này thì sao?
Vì sao khi miền Trung cháy rừng ngùn ngụt thì tình hình không tệ đến mức này mà vài tháng sau đó cả Hà Nội lẫn TP.HCM đều đạt ngưỡng nguy hiểm?
Chúng ta phải chấp nhận thực tế không thể né tránh: bầu trời đô thị xám xịt không khí quá bẩn! Mỗi người đang góp phần tạo nên thảm cảnh này.
Các tòa nhà, siêu thị, trung tâm mua sắm và cả người dân ở các thành phố lớn đều sử dụng hệ thống lạnh cả ngày. Lưu lượng xe cộ quá lớn kèm khói độc hại đang đầu độc bầu không khí đô thị. Trong khi lượng cây xanh trồng không nhiều so với lượng cây cổ thụ mất đi…
Rồi thì khắp nơi quạt than nướng thịt nhả khói ra đường, ngay tại thủ đô người dân vẫn chuộng dùng than tổ ong. Các công trình xây dựng che chắn bụi sơ sài cũng làm cho mức độ ô nhiễm càng tăng.
Lại thêm các công ty, nhà máy, xí nghiệp được bố trí dày đặc với các mặt hàng sản xuất như may mặc không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn tạo ra bụi nhiều vô số. Các nhà máy điện than cũng là những hung thần giấu mặt.
Chẳng có biện pháp mạnh mẽ nào được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng này dù chúng được nhận diện là một trong những tác nhân chính tồn tại bấy lâu nay.
Theo nghiên cứu của TS Lê Việt Phú, Fulbright University, hằng năm Việt Nam có khoảng 40.000 người chết do ô nhiễm không khí với thiệt hại kinh tế 12 tỉ USD, và đến năm 2035 số người chết vì ô nhiễm sẽ tăng lên 100.000.
Cái chết sẽ đến nhanh hơn, nếu…
Không chỉ riêng ở nước ta. Tại Seoul (Hàn Quốc), người ta thống kê “siêu bụi” chủ yếu đến từ sinh hoạt của người dân: phương tiện giao thông và hệ thống sưởi ở các tòa nhà (42%).
Siêu bụi đến chủ yếu từ khu công nghiệp và các nhà máy điện than. Nguyên nhân này cũng gây ra tình trạng ô nhiễm ở các thành phố lớn khác như Bắc Kinh, Bangkok, Jakarta. Khác nhau là cách ứng phó với ô nhiễm.
Những ngày qua, các loại khẩu trang lọc bụi mịn bán rất chạy, nhiều người tải các phần mềm quan trắc không khí, mua máy lọc không khí… Nhưng có thể an tâm hơn không hay chỉ thêm lo lắng?
Người dân còn biết làm gì hơn ngoài nghe theo các khuyến cáo: đeo khẩu trang đủ tiêu chuẩn, bảo vệ mắt với kính, hạn chế ra đường? Người lớn vẫn phải đi làm, trẻ em vẫn đến trường dù không khí bẩn nguy hiểm cỡ nào đi nữa…
Còn chúng ta đã làm gì trước màn sương xám ở Hà Nội và TP.HCM? Tải phần mềm để tìm thông tin ô nhiễm, sau đó rồi cùng “tẩy chay” app đã “nói xấu” không khí nước ta? Vậy rồi sao nữa?
Có thể sẽ có thêm nhiều trạm quan trắc nhưng rồi những thông tin chính xác sẽ được cảnh báo đến người dân bằng cách nào? Và không khí không thể giảm ô nhiễm nếu chính quyền không có quyết sách giữ không khí đô thị sạch nhất có thể và mỗi người chúng ta vẫn vô tư xả thải, hằng ngày góp phần làm bẩn bầu không khí.
Không ai có thể đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi. Cũng không máy nào lọc nổi không khí khi con người vẫn gia tăng các hoạt động thải bụi và khí độc ra môi trường. Chờ ai, trách ai khi chính mỗi người chúng ta đang đầu độc bầu không khí mình đang sống? Không thay đổi, cái chết sẽ đến nhanh hơn!
Họ đã cứu không khí như thế nào?
Tôi còn nhớ lần đầu sang Hàn Quốc, thủ đô Seoul cũng mờ mịt vì ô nhiễm nhưng người dân đều biết thông tin tình hình quan trắc được cảnh báo đến từng số điện thoại. Chỉ số bụi mịn trong không khí mới dừng tại mức trên dưới 90µg/m3 đã khuyến cáo người dân hạn chế tối đa di chuyển bên ngoài, phương tiện công cộng được miễn phí.
Theo truyền thông nước này, mỗi khi xảy ra hiện tượng “sương mù do bụi mịn”, một “đội phản ứng nhanh với PM2.5” sẽ thực hiện một loạt biện pháp khẩn cấp như cấm tất cả ôtô công, các doanh nghiệp phát thải bụi khí sẽ phải dừng hoặc hạn chế hoạt động 70-80%. Xe cứu hỏa sẽ được huy động để phun nước, làm sạch đường phố. Trường học sẽ đóng cửa và các hoạt động ngoài trời sẽ dừng lại.
Chính quyền Seoul đã thay toàn bộ xe buýt, xe chở học sinh chạy xăng thành chạy điện, họ miễn phí lắp đặt thiết bị lọc khí cho các phương tiện trọng tải lớn; hỗ trợ tiền cho cá nhân muốn đổi ôtô chạy xăng sang chạy điện; chi tiền
khuyến khích người dân dùng máy sưởi phát thải thấp, khuyến khích phát triển xe điện, xe đạp…
Để kiểm soát ô nhiễm do đốt than, họ có các biện pháp chuyển sang sử dụng khí tự nhiên, điện và các loại năng lượng sạch. Còn bụi từ các công trình xây dựng được giải quyết bằng các công nghệ, kể cả luật lệ quản lý để giảm thiểu bụi từ các công trường, đường giao thông và đất hoang.
Khi Bangkok (Thái Lan) xảy ra tình trạng ô nhiễm nặng, chính quyền thành phố này phát khẩu trang cho người dân, máy bay làm mưa nhân tạo trong nhiều ngày để khống chế bụi, 60 máy phun nước (loại dùng để chữa cháy) được huy động để làm mát và giảm bụi.
Tại Trung Quốc, để giảm ô nhiễm do khói xe ở Bắc Kinh, từ năm 2011 người dân muốn mua xe mới phải đấu giá hay xổ số biển số; còn Thượng Hải thì phí đăng ký xe còn đắt hơn cả giá của một chiếc xe mới.
Chính quyền còn thắt chặt tiêu chuẩn xả thải và tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu, loại bỏ phương tiện đời cũ gây ô nhiễm, song song phát triển hệ thống giao thông công cộng và có chiến dịch kêu gọi người dân chuyển sang sử dụng phương tiện chạy bằng năng lượng mới giảm khí thải.
Theo: Nguyên Hải và Cẩm Phô – Nguồn: TTO
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...