XÃ HỘI
Làn sóng nghỉ việc để “chữa lành” của giới trẻ
SLO – Làn sóng nghỉ việc hoặc nhảy việc sau mỗi lần kiệt sức của người trẻ đang ngày càng phổ biến hơn khắp thế giới.
Theo thống kê từ Deloitte, năm 2022 xu hướng nghỉ việc vẫn “càn quét” khắp thế giới, với lực lượng dẫn đầu là người trẻ thuộc thế hệ Gen Y và Gen Z. Một khảo sát toàn cầu cho biết 40% thanh niên Gen Z (từ 19 đến 24 tuổi) và 24% Gen Y (từ 28 đến 39 tuổi) được hỏi có ý định muốn nghỉ việc trong 2 năm qua.
Làn sóng nghỉ việc sau đại dịch
Trong số những lý do khiến mọi người muốn nghỉ việc, kiệt sức vì mệt mỏi luôn nằm trong top 3. Có tới 46% Gen Z và 45% Gen Y được khảo sát cho biết họ gặp tình trạng kiệt sức khi đi làm. Để có thể thoát khỏi tình trạng áp lực, không vui vẻ, nhảy việc hay nghỉ việc là giải pháp hàng đầu được lựa chọn.
Deloitte dự đoán làn sóng không mong muốn này sẽ tiếp tục tạo ra cơn khủng hoảng cho các nhà tuyển dụng và thị trường việc làm.
Mặc dù các chuyên gia khẳng định việc cảm thấy kiệt sức trong công việc có thể xảy ra với bất kỳ ai thuộc mọi độ tuổi, nhưng thế hệ người trẻ dễ cảm nhận những căng thẳng này hơn.
″Khi mà nguồn cung lao động ngày càng thiếu thốn, mọi người phải nhận nhiều trách nhiệm hơn và dễ gặp phải tình trạng mất cân bằng công việc – cuộc sống. Đây là vấn đề lớn đối với người trẻ. Họ luôn hy vọng có thể tìm được một môi trường làm việc tốt hơn, linh động hơn để có thể hạnh phúc hơn khi làm việc”, tiến sĩ Natalie Baumgartner – một nhà tâm lý học hành vi giải thích nguyên nhân đơn giản người trẻ quyết định nhảy việc ngày càng nhiều.
Nghỉ việc không giúp “chữa lành”
Hầu hết đều cho rằng từ bỏ công việc khiến mình mệt mỏi rõ ràng là cách giải quyết nhanh nhất để không phải đối mặt với căng thẳng nữa.
Nhưng theo Vanessa Bohns, giáo sư đại học Cornell (Mỹ) thì đây không nên là lựa chọn ưu tiên vì người lao động còn rất nhiều phương pháp hữu hiệu khác để xóa bỏ tình trạng kiệt sức: “Có vẻ như cách duy nhất để giải thoát là làm một hành động liều lĩnh – bỏ việc. Nhưng thực tế trong nhiều trường hợp, điều chúng ta nên làm chỉ là thay đổi, cải thiện và khắc phục những vấn đề mình gặp phải trong khi làm việc. Bạn có thể đưa ra yêu cầu như đổi lịch làm việc linh động hơn, xin nghỉ phép để thư giãn”.
Theo giáo sư Bohns, nhiều người trẻ thời hiện đại ngại hoặc không dám đưa ra yêu cầu là vì tâm lý mặc định rằng con người bắt buộc phải ưu tiên công việc trước, và làm việc thật nhiều hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày là chuyện phải thế. Vậy nên ngay cả khi nhảy sang việc mới, những người này vẫn sẽ lại quay về với vòng luẩn quẩn cũ: kiệt sức – nhảy việc – rồi lại kiệt sức và muốn buông bỏ.
Chuyên gia tâm lý học Katrina Gisbert-Tay thì đưa ra lời khuyên nếu thấy kiệt sức, mệt mỏi, nhân viên nên cân nhắc đặt ra các giới hạn và nguyên tắc cân bằng cuộc sống – công việc cho mình.
“Tôi thường hỏi khách hàng của mình rằng ‘Vấn đề của bạn là gì? Có giải quyết được không? Bạn đã đưa ra yêu cầu gì để thay đổi chưa? Bạn sẽ chăm sóc bản thân sau đó như thế nào?’. Đây là những câu hỏi giá trị hơn nhiều ‘Tôi có nên nghỉ việc không?'”, bà Gisbert-Tay nói.
Thay vì coi trạng thái kiệt sức là dấu hiệu cần nghỉ việc, các chuyên gia khuyến cáo nhân viên có thể thử các cách “chữa lành” tích cực khác trước:
1. Đưa ra yêu cầu
Giáo sư Bohns đã làm một nghiên cứu khảo sát 14.000 người lao động và rút ra kết luận rằng đa số mọi người có cái nhìn bi quan và tiêu cực đối với việc đưa ra yêu cầu “có thể khiến họ hạnh phúc hơn” với sếp, dù đó là xin tăng lương, xin nghỉ phép dài ngày hay đổi lịch làm việc.
“Nếu bạn đã trong tâm lý sẵn sàng rời đi rồi thì cũng không còn quá nhiều điều để mất. Hãy mạnh dạn đưa ra yêu cầu và biết đâu bạn sẽ nhận được sự phản hồi bất ngờ. Ngay cả khi bạn cuối cùng vẫn bỏ việc thì vẫn sẽ bớt tiếc nuối hơn”, Bohns cho biết. Bà cũng nhấn mạnh rằng người trẻ nên học cách đứng lên và đòi quyền lợi cho mình, thay vì tức giận và buông bỏ.
2. Đặt ra những giới hạn cho bản thân
Theo nhà tâm lý học Gisbert-Tay, việc người lao động có giới hạn và nguyên tắc riêng cho mình rất quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe tinh thần:
“Ví dụ hãy đặt ra giờ nghỉ ngơi cho mình. Sẽ có lúc sếp cần bạn làm việc ban đêm hay sáng sớm. Liệu điều đó có quá sức với bạn? Giới hạn của mỗi người sẽ khác nhau nên không có mẫu số chung và những nguyên tắc này cũng có thể thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, học cách quản lý thời gian cũng quan trọng. Khi đang thấy bị quá sức, việc bị dồn, hãy dành ra 30 phút để ghi lại lịch trình, sắp xếp thứ tự cần ưu tiên rõ ràng. Bạn có thể có 30 việc cần làm một lúc nhưng số việc thực sự quan trọng lúc này chỉ là 5 mà thôi”.
3. Phục hồi chủ động
Nghỉ ngơi một thời gian và dùng quãng thời gian đó để “chữa lành” luôn là một cách hữu hiệu để lấy lại năng lượng.
Giáo sư Bohns cho biết; “Tình trạng kiệt sức khiến chúng ta thấy mệt mỏi cùng cực. Bạn có thể phục hồi bằng cách đơn giản như dành thời gian đi chơi, hòa mình vào thiên nhiên hay thực hiện các mục tiêu cá nhân khác không liên quan tới công việc”.
Còn với chuyên gia Gisbert-Tay, liều thuốc “giải độc” khi bị kiệt sức cực đơn giản, đó là đi ngủ: “Giấc ngủ là phương thuốc giải tỏa căng thẳng tự nhiên nhất. Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng, năng lượng và cả cách bạn đưa ra quyết định”.
Nguồn: CNBC
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...