LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Lý do công nhân quyết định về quê làm việc
SLO – Sau Tết, nhiều người lao động quyết định ở lại quê tìm việc để có thời gian chăm sóc con, gần người thân và đỡ tốn kém chi phí khi xa nhà
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thay vì trở lại TP HCM làm việc, chị Trần Thị Cẩm Linh, công nhân (CN) của một công ty giày da đóng tại KCX Linh Trung II (TP Thủ Đức, TP HCM), quyết định ở lại quê (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lập nghiệp. Chị Linh không phải là trường hợp cá biệt khi ở một số doanh nghiệp (DN), tình hình việc làm và thu nhập của người lao động (NLĐ) chưa có dấu hiệu cải thiện.
Những lý do phù hợp
Trước đây, chị Linh và chồng làm cùng công ty. Cách đây 2 năm, để cải thiện kinh tế gia đình, chồng chị đã xin nghỉ về quê trồng mít, sầu riêng trên mảnh đất của gia đình. Cả 3 con đều gửi cho ông bà nội ở quê chăm sóc. Nhiều lần, chị Linh cũng muốn về quê nhưng do dự vì tiếc khoản thu nhập ổn định từ lương CN hằng tháng. Trước Tết Nguyên đán, do công ty thiếu đơn hàng nên mỗi tuần chị Linh chỉ làm việc 3 ngày. “Thiếu việc làm khiến thu nhập giảm một nửa nhưng quan trọng hơn là tôi muốn gần gũi người thân, có thời gian chăm sóc con. Đó là lý do tôi quyết định nghỉ việc” – chị Linh cho hay.
Tháng 12-2022, cùng với 1.200 đồng nghiệp khác tại Công ty TNHH Tỷ Hùng (quận Bình Tân, TP HCM), chị Trần Thị Giúp (quê Đồng Tháp) mất việc do DN giải thể. Mất việc ở tuổi 50 khiến chị chới với. Chị cho biết phần lớn các DN ưu tiên tuyển CN trẻ nên dù có tay nghề chị vẫn rất khó xin việc. Sau hơn một tháng nộp hồ sơ nhưng không được nhận, chị quyết định về quê kiếm việc làm gần nhà để đỡ chi phí và tiện bề chăm sóc ba má đã lớn tuổi. “Ở quê, nếu xin làm CN cũng không được, tôi sẽ buôn bán hay giúp việc gia đình” – chị Giúp nói về dự định tương lai.
Nghỉ việc ở một DN sản xuất nhựa tại KCN Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi, TP HCM), vợ chồng anh Nguyễn Thành Tâm và chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (cùng quê huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) về quê cùng xin làm CN ở một công ty may cách nhà khoảng 1 km. Ngoài lương hằng tháng của cả hai, chị Thúy còn bán thêm trái cây, lạp xưởng… nên cuộc sống cũng ổn định, dù thu nhập không bằng ở TP HCM.
Nhiều cơ hội làm việc
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (Viện SocialLife), mới đây với 1.200 NLĐ làm việc tại TP HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương cho thấy có 83,3% vẫn đang làm việc và 16,7% đã trở về quê, gần quê để làm việc. Trong số 1.000 người đang đi làm xa quê thì có 15,5% người chắc chắn trong thời gian tới sẽ về quê làm việc lâu dài, 44,6% người không chắc chắn và 39,9% người không có dự định trở về quê làm việc lâu dài.
Ông Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện SocialLife, cho rằng những NLĐ có ý định về quê làm việc lâu dài và người đã về quê đều có lý do chung là để ở gần gia đình. Lý do thứ hai là cơ hội việc làm ở quê hiện đã tốt hơn. Chính sách mở rộng các KCN ra các tỉnh, không tập trung ở một số thành phố lớn của nhà nước đã thu hút nhiều NLĐ trở về quê làm việc, nhất là sau dịch COVID-19. Chính vì có cơ hội làm việc tại quê, gần quê nên nhiều người đã trở về quê cho rằng họ không có dự định di cư, làm việc xa quê nữa. Khảo sát về ý định di cư của những người đã trở về quê cũng cho thấy họ muốn làm việc ổn định ở quê, nhất là những người đã nhiều tuổi.
Theo ông Lộc, lý do NLĐ chọn trở về quê chủ yếu là để gần người thân và thu nhập khi làm việc xa quê không đủ trang trải cho cuộc sống xứ người. Đa số NLĐ di cư có gia đình thường để lại con cho cha mẹ, nội, ngoại chăm sóc, lựa chọn đi làm xa quê mong kiếm được nhiều tiền gửi về nuôi con, cho con học hành. Khi điều kiện việc làm ở quê tốt hơn, họ chắc chắn sẽ cân nhắc việc ở bên con, đoàn tụ gia đình. “NLĐ đang do dự lựa chọn giữa việc về quê hay tiếp tục ở lại làm việc là do họ có công việc và thu nhập ổn định. Còn NLĐ mất việc làm lựa chọn trở về quê và họ có trở lại nữa hay không là điều chưa thể dự đoán” – ông Lộc nhận định.
Ngân Hà, Huỳnh Như – Nguồn: nld.com.vn
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...