DÂN SINH
Mất mát đau thương nơi con em người lao động phải hứng chịu hậu Covid-19
SLO – Cùng vào thời điểm này năm trước, thật khó tưởng tượng được rằng những cụm từ như “khóa chặt, đông cứng”, “Vùng đỏ đậm đặc”, “vùng xanh an toàn” “bóc tách F0” ….lại dành để nói tới một tình trạng của đời sống con người.
Thật vậy, đại dịch Covid 19 diễn ra tại Việt Nam đã khiến cho mọi thứ trong trật tự xã hội trở nên đảo lộn, thiếu thốn trở nên thiếu thốn hơn, bất an trở nên bất an hơn, xa cách trở nên xa cách hơn. Và đau lòng hơn nữa là khi người ta chứng kiến người thân yêu của mình ra đi một cách đột ngột, không theo lẽ thông thường. Những đứa trẻ ngơ ngác, hụt hẫng vì thấy cha/mẹ của chúng ra đi và không còn quay trở về như mọi khi. Việc ra đi quá đột ngột khiến cho những người còn lại phải đối diện với những mất mát, thiếu hụt cả về tinh thần lẫn vật chất và không ai khác, trẻ em là thành phần phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn cả.
Những đứa trẻ hậu đại dịch – Dự án “Ngôi sao hiểu lòng tôi”
Để góp phần hỗ trợ tâm lý cho trẻ em mất người thân do dịch Covid 19, nhằm xoa dịu đau thương mất mát, giảm bớt những hậu quả tiêu cực do việc mất mát người thân đem lại, một dự án nhỏ mang tên “Ngôi sao hiểu lòng tôi” đã được thực hiện tại phường An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương. Dự án nằm trong khuôn khổ của chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau Covid cho trẻ em” do các thành viên trong nhóm Tương trợ cộng đồng (Community Mutual Support Group – CMSG) thuộc viện SocialLife thực hiện dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ tổ chức Change to Grow. Hầu hết số trẻ em là đối tượng hưởng lợi của dự án thuộc các gia đình nhập cư đang ở trọ, là công nhân, lao động tự do hoặc làm thuê mướn. Không gian sống chật chội, ẩm thấp, thiếu tiện nghi và những thiếu hụt về kinh tế từ gia đình là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của các em.
Sự thiếu vắng của người ba trong gia đình
Khi thực hiện bước vãng gia tìm hiểu nhu cầu của các em và gia đình, chúng tôi mới thực sự thấu hiểu sự thiếu thốn và những gánh nặng mà ngay chính những đứa trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên cũng đang phải gồng gánh cùng với cha hoặc mẹ của chúng. Đó là em Linh vừa tròn 10 tuổi, vào những năm tháng trước dịch có người Cha nằm liệt giường, mẹ làm công nhân luôn trong tình trạng phải tăng ca đến 20-21h mỗi ngày. Hàng ngày em đi học nửa buổi, nửa buổi còn lại ở nhà chăm sóc cha từ “A tới Z”. Khi dịch tới kỳ cao điểm, cha mất vì Covid, mẹ mất việc làm trong nhiều tháng liền. Những mất mát, thiếu thốn lên đến đỉnh điểm khi người anh lớn của em (18 tuổi) lâm vào tình trạng nghiện ngập, bỏ mẹ con em đi, thỉnh thoảng lại về lấy đi bất kỳ thứ gì đó có thể bán hoặc cầm cố được. Cũng may mẹ con em còn nhận được chút thương xót của gia đình chủ trọ, nhiều tháng nay không có tiền trả tiền phòng nhưng vẫn còn có nơi tá túc cho đến giờ.
Đó là em Minh năm nay 13 tuổi, có 2 người em gái: 9 tuổi và 2 tuổi. Gia đình di cư từ Đồng Tháp lên Bình Dương sinh sống. Ba mẹ làm công nhân. Ba mất vì Covid vào tháng 9/2021 khi đang thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Khi ba mất, em buồn rất nhiều. Em bỏ học giữa chừng khi đang học lớp 7 mặc dù em học rất giỏi. Chúng tôi luôn miệng trầm trồ thán phục khi lật giở từng xấp giấy khen và danh hiệu học tập của em. Rất nhiều những lời khuyên và thuyết phục em quay trở lại trường nhưng dường như ý muốn thay ba phụ mẹ kiếm tiền nuôi các em vẫn là yếu tố tác động mạnh nhất cho lý do bỏ học của em.
Mặc cho những luật lệ quy định vi phạm sử dụng lao động trẻ vị thành niên, trường hợp một đứa trẻ 13 tuổi phải làm việc như một công nhân thực thụ và tăng ca đến 20h đêm do ý muốn của chính đương sự và gia đình đã khiến cho những ai muốn bảo vệ và bênh vực quyền lợi của em cảm thấy vô cùng khó khăn. Giả như ba em không mất thì chắc chắn mọi việc đã khác.
Đó còn là trường hợp em Ánh – cô bé 10 tuổi, đang học lớp 5. Ánh có một em trai 5 tuổi. Mẹ là công nhân lắp ráp linh kiện điện tử. Ba mất vào tháng 7/2021 do Covid. Ba là trụ cột kinh tế chính trong gia đình. Sự ra đi của ba biến mẹ thành một người phụ nữ lao động cật lực ngày đêm để đủ thu nhập cho gia đình. Ba Ánh mất rất đột ngột và khó tin. Trong bệnh viện dã chiến, ba liên lạc về nhà mỗi ngày và mẹ được biết là sức khoẻ của ba đang tốt dần. Vì vậy, tin ba mất làm mẹ rất sốc. Mẹ nhanh chóng lo các thủ tục để an táng ba. Mẹ kể lại những lời thầy bói nói khi ba mẹ lấy nhau: “một trong hai người sẽ chết sớm”.
Mẹ trách móc Ánh làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà nên đem đến vận xui cho gia đình. Mẹ căn dặn, trăn trối với Ánh về tài sản gia đình, về việc chăm sóc em trai Ánh… vì mẹ cho rằng việc đột ngột mất đi cũng có thể sẽ xảy ra với mẹ. Từ đó, Ánh có cảm giác mình là nguyên nhân khiến ba mất đi. Ánh rất lo lắng về việc mẹ cũng sẽ mất đột ngột như ba. Mẹ đi làm cả ngày, cơm nước trong gia đình và chăm sóc em trai được giao cho Ánh. Vì vậy, nguy cơ « phụ mẫu hoá » ở Ánh cũng có thể để lại những tổn thương và khiến Ánh đánh mất tuổi thơ của mình.
[P4DS TALK] Chuyên đề 2: Sinh kế bền vững cho người lao động tự thân – Từ bảo trợ xã hội đến tăng cường năng lực tự thân
Thời gian tổ chức: 19g30 – 21g30, Thứ 6 ngày 07 tháng 10 năm 2022
Hình thức: Trực tuyến (Online) trên nền tảng Zoom
Link đăng ký tham gia chương trình: https://forms.gle/oi2GKtf5iudkWHZS8
Link Zoom tham dự chương trình:
https://zoom.us/j/2800679481?pwd=dlNIWGdoL3I1eHIxcjhmNWFnSVczQT09
Meeting ID: 280 067 9481
Passcode: 204592
Sự thiếu vắng của người mẹ trong gia đình
Một trường hợp khác, chúng tôi tới thăm gia đình em Dương vào một buổi chiều cuối tuần. Anh Sơn, ba của Dương đón chúng tôi với thân hình tiều tụy, trên tay anh là đứa nhỏ tên Hà khoảng 10 tháng tuổi, và Dương đang đứng nấp sau lưng ba với khuôn mặt ngờ nghệch. Căn phòng 3 cha con thuê ở trọ vỏn vẹn chừng hơn 20m2, đủ để kê 1 chiếc giường, 1 cái máy giặt, quạt điện, tủ lạnh nho nhỏ và xung quanh giường là quần áo, chăn màn và đủ thứ vật dụng lỉnh kỉnh cho bé sơ sinh, … Tất cả không được sắp xếp gọn gàng cho thấy gia cảnh thiếu đi bàn tay chăm sóc của người phụ nữ. Anh kể: mẹ tụi nhỏ mất vì Covid khi đang mang thai 7,5 tháng trong khu cách ly.
Bác sĩ mổ bắt con trước khi mẹ mất. Đứa bé này vợ chồng anh phải đi chữa trị hiếm muộn mới có được. Bé Hà được bệnh viện nuôi khoảng 1,5 tháng trước khi về với gia đình. Trước đây, gia đình anh tương đối ổn định, vợ bán hàng ở chợ, còn anh thì đi bán rau củ dạo. Khi phát hiện Dương bị mắc hội chứng Down, hai vợ chồng đã tích cực cho con đi học can thiệp và học Mẫu giáo hoà nhập. Sau khi vợ mất, anh đã cố gắng tìm trường cho Dương tiếp tục việc học nhưng không chỗ nào nhận. Hiện tại anh phải nghỉ việc ở nhà nuôi con vì 2 bên nội ngoại đều ngoài 80, không ai hỗ trợ chăm sóc hàng ngày được.
Cả gia đình đang sống nhờ sự hỗ trợ của gia đình em trai, hàng xóm, bạn bè, ân nhân và chính quyền. Để có thể đi làm lo cuộc sống gia đình và góp tiền trả khoản nợ 200 triệu đã vay mượn trước đó. Anh đã đưa con đến một số cơ sở bảo trợ xã hội nhưng không nơi nào nhận vì con bé không thuộc đối tượng được nhận của cơ sở. Điều thao thức, băn khoăn nhất của nhóm chúng tôi lúc đó là làm sao anh Sơn có chỗ gửi con an toàn, nhưng mối liên hệ cha con không bị chia cắt, bởi việc mất mẹ đã để lại khoảng trống không thể bù đắp.
Thêm một minh chứng cho những hệ lụy khi trong gia đình thiếu đi bóng dáng người phụ nữ – đó là trường hợp gia đình em Lâm (14 tuổi). Lâm là con trai út trong một gia đình có 2 anh em. Ba Lâm là công nhân nệm ghế, công việc bấp bênh theo thời vụ. Anh trai năm nay 24 tuổi, là công nhân may, mối quan hệ giữa ba và anh trai không tốt nên anh sống cùng bà nội ở phòng trọ gần đó. Mẹ Lâm trước đây cũng là công nhân may cùng chỗ làm với anh trai. Mẹ mất hồi tháng 7/2021 do Covid. Sau khi mẹ mất, mối quan hệ giữa ba và anh càng trở nên xa cách hơn, nhất là khi ba có mối quan hệ mới và thường xuyên không ngủ đêm ở nhà. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của Lâm.
Theo mô tả của Lâm, mẹ chăm sóc em rất tốt, sự gắn bó giữa em và mẹ rất nhiều. Mẹ cũng là cầu nối giữa ba và anh. Khi còn mẹ, anh trai thỉnh thoảng vẫn về nhà ăn cơm cùng gia đình (có ba và Lâm). Nhưng khi mẹ mất, anh trai rất ít khi về nhà, ba thường xuyên đi đêm không về, Lâm rất cô đơn khi còn lại một mình. Và có lẽ, cả 3 người đàn ông trong gia đình này đều rơi vào sự cô đơn và mất kết nối với nhau khi người phụ nữ thân yêu nhất của họ ra đi một cách đột ngột như thế.
Còn nhiều, nhiều lắm những hoàn cảnh như thế mà có lẽ bao nhiêu ngôn từ, bao nhiêu giấy bút cũng không thể lột tả hết được những góc khuất đang diễn ra nơi cuộc sống con người. Những nỗ lực của nhóm thực hiện dự án trong quá trình tổ chức các hoạt động tham vấn cá nhân/gia đình, những hoạt động tương tác nhóm giúp xoa dịu đau thương và cân bằng cảm xúc và việc kết nối các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu cho các em và gia đình các em chỉ như “muối bỏ biển”, song dấu ấn lớn nhất, bao quát nhất cho những điểm tích cực và các kết quả đã đạt được từ chương trình là chiều sâu nhân văn và đạo đức mà chương trình mang lại.
Các trẻ em và phụ huynh được hỗ trợ đã cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, nâng đỡ từ các tình nguyện viên trong các buổi vãng gia thăm hỏi trực tiếp tại phòng trọ và trong các phiên tham vấn cá nhân. Sự giúp đỡ về tinh thần và việc thăm hỏi cẩn thận, quan tâm tới nhu cầu cụ thể của người thụ hưởng và cố gắng tìm mọi cách để kết nối họ với những dịch vụ/phúc lợi xã hội đã tạo nên những điểm rất khác biệt so với sự hỗ trợ trước đây họ đã từng được nhận. Chính điều này đã tạo ra các mối tương quan nhiều chiều chứa đựng sự tin tưởng, yêu thương, giúp đỡ vô vị lợi mà kể cả khi dự án đã kết thúc thì chắc chắn những mối tương giao trợ giúp này sẽ vẫn còn được tiếp diễn.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Trần Thị Châu – Ngô Thị Minh Uyên
Bài chia sẻ của các thành viên thực hiện dự án “Ngôi sao hiểu lòng tôi” nằm trong khuôn khổ chương trình khóa học Mất mát và Đau thương dành cho nhân viên CTXH do Tổ chức Chance to Grow và Viện SocialLife tổ chức.
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...