LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Nghề nông đối chọi với nghề đất: Khó giữ được màu xanh nơi đô thị
SLO – Lợi nhuận từ nghề nông quá thấp so với giá đất hấp dẫn khiến việc duy trì mảng xanh trở nên cực kỳ khó khăn.
Những vườn hoa, kiểng ở ngoại thành TPHCM là mảng xanh mát mẻ để làm dịu đi sự khô khốc của những khối bê tông dày đặc của đô thị. Nhưng, lợi nhuận từ nghề nông quá thấp so với giá đất hấp dẫn khiến việc duy trì mảng xanh trở nên cực kỳ khó khăn.
Mai vàng Bình Lợi “đẻ ra vàng”
3 tháng sau tết Quý Mão, những chiếc xe chở mai vẫn nườm nượp ra vào đường Vườn Thơm, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh. Trên “con đường mai” này, những gốc mai trổ lá xanh mướt bên cạnh những căn nhà cao tầng khang trang vừa được xây. Nông dân xã Bình Lợi ngày càng “ăn nên làm ra” nhờ cây mai. Họ xây nhà, mua xe hơi. Nhiều người nói vui: “Mai vàng Bình Lợi đẻ ra vàng”.
7 năm trước, thấy đất nhà mình trồng mía, trồng riềng không có lời, anh Nguyễn Minh Tiến – 31 tuổi, ở ấp 3, xã Bình Lợi – quyết định chuyển sang trồng mai. Mỗi ngày, trên chiếc xe máy cà tàng, anh Tiến vào ra vườn chăm sóc hơn 10 mẫu đất trồng mai giáng long, dáng thông và hàng trăm gốc mai có tán rộng 60 – 70cm. Đi tới từng luống mai, anh nhắc chừng anh em nhân công: “Trời nắng coi chừng rầy, bọ trĩ; trời mưa thì coi chừng sâu cuốn lá nha anh em”.
Chỉ tay về phía những chậu mai thế giáng long trị giá từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng/chậu, anh Tiến tâm đắc: “Nhờ chú bác, anh em chỉ dẫn, mình bắt đầu tìm hiểu nghề trồng mai. Ban đầu, mình thuê 7-8 mẫu, nay tăng lên hơn 10 mẫu, trung bình mỗi năm thu về trên dưới 2 tỉ đồng”.
Với vốn khởi nghiệp 50 triệu đồng, bây giờ, anh Tiến đã thành “tỉ phú mai”, sở hữu gần 10.000 gốc mai giáng long Bình Định với nhiều kích cỡ và trên 20.000 gốc mai dáng thông, tổng giá ước hơn 10 tỉ đồng.
Ngồi nghỉ mệt trong căn nhà rộng hơn 100m2, ông Nguyễn Bảo Toàn – 60 tuổi, ở ấp 3, xã Bình Lợi – cho hay, nhờ có 2.700m2 đất trồng mai vàng, gia đình ông vừa mua thêm căn nhà 3 tầng trị giá 5,4 tỉ đồng ở chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh.
Ông Toàn kể, xã Bình Lợi từng là vùng đất hoang hóa, nhiễm phèn chua, nước mặn. Nơi đây, mỗi năm, nước ngập 3 tháng nên nông dân chỉ trồng được cây thơm, cây mía hoặc cây khoai mì; hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng ghe xuồng. Năm 2017, thấy nhiều hộ trong xã khá lên nhờ cây mai, ông Toàn quyết định chuyển sang nghề trồng mai. “Trồng mai khá hơn các cây khác. Những năm đầu mới trồng, thương lái đến mua dập dìu; bây giờ tuy mai vàng bán có chậm lại nhưng nông dân vẫn sống tốt” – ông Toàn cho hay.
Bà Phan Thị Thanh Công – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Lợi – cho biết, xã hiện có khoảng 1.170ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 520ha trồng mai, với khoảng 503 hộ trồng. Nghề trồng mai vàng đã giúp khoảng 400 hộ có thu nhập từ khá đến cao, trong đó có hơn 170 hộ là “tỉ phú mai”.
Sự phát triển của làng mai vàng Bình Lợi là nhờ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật, tận dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng. Những ngày cuối tháng 4/2023, chúng tôi còn bắt gặp cảnh xếp hàng ở các vườn để chờ chuyển mai đi các tỉnh.
Cuối năm 2022, UBND huyện Bình Chánh đã phát động trồng 1.000 gốc mai dọc đường Vườn Thơm để biến đường này thành “con đường mai” độc đáo, vừa giúp tăng mảng xanh, vừa tạo điểm nhấn du lịch và góp phần tạo thương hiệu cho mai vàng Bình Lợi. Tết năm tới, “con đường mai” sẽ là một địa điểm du lịch.
Không dễ bám trụ với nghề nông
Ngược với sự phát triển của làng hoa Bình Lợi, nhiều làng hoa, kiểng khác ở TPHCM đang bị teo tóp do quá trình đô thị hóa. Giá đất quá cao trong khi lợi nhuận từ nghề nông quá thấp khiến số vườn hoa, kiểng ngày một hẹp dần hoặc mất đi.
Ông Nguyễn Văn Điền – ở phường Trường Thọ, TP Thủ Đức – cho biết, việc duy trì nghề trồng mai ở TP Thủ Đức khó hơn nhiều so với huyện Bình Chánh nói chung, xã Bình Lợi nói riêng bởi giá đất ở TP Thủ Đức cao hơn. Khi trồng cây trên “đất vàng” mà chỉ thu được “bạc lẻ” thì chắc chắn nông dân sẽ nghĩ đến việc bán đất, chuyển nghề.
Ông Điền kể, hơn 10 năm về trước, vườn mai của gia đình ông có vài ngàn gốc. So với trước đây, cây mai bây giờ khó dưỡng hơn nhiều. Sau những mùa vụ bết bát, tiền bán mai không đủ trả chi phí nhân công, vợ chồng ông Điền đã quyết định bán bớt đất vườn, hiện chỉ còn khoảng 200 gốc mai. Ông giao mai cho người cháu chăm sóc, đến tết cho thuê.
Ông Điền phân tích: “1.000m2 đất ở Thủ Đức có giá mấy chục tỉ đồng. Nếu để đất đó trồng kiểng thì mỗi năm chỉ thu vài chục triệu đồng, có khi còn lỗ nếu gặp thời tiết bất lợi. Bởi vậy, người ta không thấy ích lợi gì khi giữ lại vườn kiểng”.
Ông Vũ Xuân Lâm – ở phường Thới An, quận 12 – cho biết thêm, ngoài thời tiết thất thường, giá hoa, kiểng mấy năm qua cũng rất bấp bênh. Như vụ tết vừa rồi, ông xuống giống khoảng 15.000 chậu hoa nhưng do mưa nhiều, ngập nước nên chỉ thu hoạch được phân nửa số chậu. Giá vật tư, phân bón, nhân công đều tăng cao nên chủ vườn không lãi được bao nhiêu. Thêm vào đó, hoa ở TPHCM lép vế khi cạnh tranh về giá với hoa từ Đà Lạt và các vùng khác có quỹ đất nhiều hơn.
Bà Trần Như Cường – Chủ tịch Hội đồng thành viên Hợp tác xã An Hạ (huyện Bình Chánh) – cho hay, sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm hoa, kiểng nói riêng của TPHCM từng tạo được tên tuổi và mang lại lợi ích kinh tế khá lớn, nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến sức mua giảm mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, trong đó có nông nghiệp. Theo bà, để giữ được các vườn hoa, kiểng, cơ quan nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, tính đến hết năm 2022, toàn thành phố có 25.493ha đất trồng trọt, đạt tổng giá trị hơn 5.000 tỉ đồng, ước đạt giá trị sản xuất 570 triệu đồng/ha.
Các chuyên gia kinh tế nông nghiệp nhận định, giá trị sản xuất nông nghiệp như trên là khá thấp, thấp hơn khoảng 900 lần so với sản xuất công nghiệp trên cùng 1ha. Trên thực tế, quỹ đất nông nghiệp của TPHCM đang bị thu hẹp rất nhanh. Từ năm 2015 đến năm 2020, mỗi năm, TPHCM giảm thêm khoảng 1.000ha đất nông nghiệp; dự báo đến năm 2030, mỗi năm giảm tiếp 1.500ha.
Ông Võ Ngọc Đẹp – nguyên Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông TPHCM – nói: “Để giữ được đất nông nghiệp, giữ được các vườn hoa, kiểng, chỉ còn một giải pháp là phát triển nông nghiệp đô thị, đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp”.
Sơn Vinh, Phan Tuyền – Nguồn: phunuonline.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...