ĐỜI SỐNG XÃ HỘI SỐ

KÝ ỨC XÃ HỘI

Người đàn bà mê mải “thứ bỏ đi”

Tháng Năm 28, 2022 10:19 sáng
Chia sẻ
Share

(SLO) Nhìn thấy bao nhiêu vật dụng thân thuộc của người nông dân dần đi vào dĩ vãng đã thôi thúc bà gom chúng lại để trưng bày. Và sau hơn 10 năm, bà đã sở hữu hơn 1.000 hiện vật, không những thế bà còn xây thư viện phục vụ các em nhỏ ở địa phương có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức.  Níu giữ thời đã qua 

 Tìm tới nhà Bà là Ngô Thị Khiếu (57 tuổi) ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh (Giao Thuỷ, Nam Định) không khó. Ngay từ ngoài cổng nhà bà, những chiếc cối xay đã sừng sững như “nghênh đón” khách. Trong cũng như ngoài, chỗ nào trống đều là chỗ của những “người bạn” này chiếm lĩnh. Khi chúng tôi hỏi tới đến tên bà Khiếu thì một số người cho rằng, bà là một người “khùng”, bởi bà đang làm một công việc chẳng giống ai.
Đó là xây dựng bảo tàng và thư viện của riêng mình để phục vụ mọi người. Tuy nhiên cũng có người nói bà đang tái hiện một không gian sinh hoạt truyền thống của người dân thôn quê để con em lớn lên biết cha ông đã sống và làm việc như thế nào.
Bà Khiếu sinh ra và lớn lên ở xã Xuân Tân (Xuân Trường, Nam Định), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (năm 1978), bà được phân công về giảng dạy trường cấp 2 tại xã Giao Thịnh cho đến lúc về hưu. Sống ở quê, bà thấy ngôi làng của mình có nhiều thay đổi nhưng có sự thay đổi làm cho bà phải bận lòng. Hiện bà Khiếu đang xây dựng một công trình có sự kết hợp giữa trưng bày hiện vật và thư viện trong một quần thể với 5 ngôi nhà rộng hơn 5.000m2. Mỗi ngôi nhà thể hiện mỗi phong cách khác nhau.

Bà Khiếu chia sẻ: Hiện ở quê bao nhiêu vật dụng của người dân như mâm, nồi, đèn dầu… bằng đồng đều bị bán hết. Ngoài ra, cày bừa, gầu tát nước, nong nia, rổ rá… ít người sử dụng. Thay vào đó là nồi cơm điện, mâm nhôm, nồi i-nốc, rồi máy cày, máy hút nước. Điều bà lo lắng nhất là sau này khi bọn trẻ lớn chúng có biết được thế hệ cha ông sống như thế nào? Bọn trẻ nó được học trên sách vở nhưng chứng kiến tận mắt thì không thể. Hơn 10 năm qua, bà Khiếu rong ruổi về từng làng quê, ngõ xóm tìm kiếm, nhặt nhạnh những nông cụ có nguy cơ biến mất.

450 me mai thu bo di

Bà Khiếu bên ngôi nhà thể hiện cho tầng lớp trung nông.

Những vật dụng nho nhỏ được bà con tặng, cái có giá trị thì bà bỏ tiền mua. Khoản tiền lương hằng tháng đều bị bà “nướng” vào sở thích khác người này. Hiện bà Khiếu đã là chủ sở hữu “tài sản” khoảng 1.000 hiện vật bao gồm: mâm, nồi, đèn dầu… bằng đồng. Ngoài ra còn có hàng trăm nông cụ sản xuất của nông dân như: cày bừa, cuốc thuổng, gầu tát nước, nong nia, rổ rá các loại, cối xay thóc…

Và thư viện, hiện tại bà đã có hơn 1.000 đầu sách. Có hiện vật, có sách bà Khiếu dồn tiền đầu tư xây dựng nhà để trưng bày hiện vật. Dẫn chúng tôi tham quan, bà Khiếu mô tả về công trình của mình: Quần thể khu bảo tàng kết hợp với thư viện gồm có 5 ngôi nhà với 5 phong cách khác nhau, nó thể hiện cho các giai đoạn phát triển của bộ mặt xã hội theo chiều dài lịch sử đất nước của làng quê Việt Nam.

Bà Khiếu cho biết: Ngôi nhà thứ nhất được xây dựng và trưng bày vật dụng cho tầng lớp nông dân nghèo, được gọi là nhà của bần nông. Đặc điểm chính của ngôi nhà này tường được đắp đất (trát vách), nền được san phẳng bằng đất, mái được lợp bằng rạ.

Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, được trồng hai cây cau diễn tả lại việc dùng hai cây cau như hai cây cột để buộc dây phơi quần áo, trong nhà còn được sắp đặt có một chiếc cối xay được làm bằng tre và gỗ, cối giã gạo. Ngoài ra trưng bày cày, cuốc, đôi quang gánh, thúng mẹt, vó tép… là những đồ dùng cơ bản nhất của tầng lớp những người nông dân nghèo.

450 me mai thu bo di 02

Bà Ngô Thị Khiếu giới thiệu về các dụng cụ sinh hoạt của người nông dân.

Ngôi nhà thứ hai biểu trưng cho tầng lớp trung nông, được xây dựng bằng gạch với kết cấu kiên cố hơn so với nhà bần nông. Ngôi nhà có thêm gian buồng, mái nhà được luồn gianh, lợp bổi; bên trong được bố trí ngăn nắp với các đồ dùng sinh hoạt của tầng lớp này với chạn bát, giường chiếu.

Ngôi nhà sau khi đưa vào sử dụng còn là nơi biểu diễn nghề dệt cói truyền thống của quê hương. Thể hiện cho tầng lớp địa chủ là ngôi nhà thứ ba, được xây dựng kiên cố, các khung cửa, cánh cửa được làm bằng gỗ lim và sến, mái nhà được lợp ngói, quá giang ngôi nhà, vì kèo cũng đều được làm bằng những loại gỗ quý. Trong nhà cũng có rất nhiều các hiện vật có giá trị tượng trưng cho tầng lớp quyền lực lúc bấy giờ với giường, sập gụ, tủ…

Ngôi nhà thứ tư được thiết kế xây dựng theo kiểu gác tường, được lợp ngói, nó thể hiện cho sự phát triển của xã hội có sự kết hợp cổ kim, quá giang của ngôi nhà được chạm trổ tinh vi, nghệ thuật thể hiện con mắt thẩm mỹ của người Á Đông.

Và ngôi nhà thứ 5 mang phong cách hiện đại, được xây dựng bằng bê tông cốt thép, thiết kế theo mô hình bảo tàng nhưng không cầu kỳ, khi sử dụng sẽ tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để phản ánh các đồ vật trưng bày.

Toà nhà được xem là điểm nhấn quan trọng nhất của khu bảo tàng với kết cấu hình khối 4 tầng, tầng 1 dành cho bộ phận lễ tân. Tầng 2 và 3 là bảo tàng, nơi sẽ trưng bày các hiện vật được sưu tầm với giá trị lịch sử phát triển của nông thôn Việt Nam qua từng thời kỳ. Tầng 4 là thư viện sẽ cung cấp các đầu sách cổ kim được một số chuyên gia tư vấn và sưu tầm.

Không vì tiền

Ông Phạm Đức Thành, Phó chủ tịch UBND xã Giao Thịnh, cho biết: Khi biết được ý tưởng của bà Khiếu, lãnh đạo xã đã có nhiều lần kiểm chứng thông tin và nhận thấy đây là một công trình thiết thực với địa phương, nó phù hợp với sự phát triển của thôn quê. Mặt khác, từ thị trấn Quất Lâm đến đây chỉ có 7km, chúng tôi nghĩ khi công trình của bà Khiếu hoàn thành sẽ có nhiều du khách đến đây tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ.

Nguồn cơn xây dựng công trình đồ sộ này, bà Khiếu cho hay, trong một lần bà tham dự khai trương trường mầm non của Bỉnh Di, thấy trường còn thiếu thốn quá nhiều thứ, mang tiếng là trường mầm non nhưng chỉ có mỗi cái “xác nhà”, không có nơi vui chơi, giải trí, đồ dùng học tập cho các cháu. Thấy vậy, bà nêu ý tưởng xây dựng thư viện với gia đình và mọi người đều ủng hộ, cho dù kinh tế gia đình cũng không khá giả lắm. Được sự nhất trí cao của cả gia đình, bà mạnh dạn lập hẳn một đề án xây dựng bảo tàng kết hợp với thư viện.

Sau khi hoàn thành bà đặt vấn đề này lên lãnh đạo xã xin thầu khu đất bỏ hoang cạnh trường mầm non làm thư viện để phục vụ các cháu học sinh và người dân. Được sự đồng ý của xã, bà tự bỏ kinh phí xây dựng một khu bảo tàng nhằm lưu giữ lại những nét văn hoá của người dân lao động nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong quá trình làm đề án, bà Khiếu có đi tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về văn hoá, lịch sử và nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình.

Toàn bộ khu vực này đều được xây dựng rất đơn giản, thân thiện và phù hợp với văn hoá vùng miền theo chiều dài lịch sử phát triển của khu vực. Nói về phương pháp quản lý trong tương lai, bà Khiếu cho biết: Hiện tại bà đã sắp xếp ổn định về nhân sự, trong đó có những người con của quê hương đã học qua trường lớp về văn thư và du lịch cùng tham gia quản lý bảo tàng và thư viện. Trong quá trình khai thác, sẽ miễn phí tham quan, vui chơi giải trí và đọc sách cho học sinh, sinh viên và bà con trong huyện.

 Đắc Thành
thuong tet

SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...

changshin 1671 1714475644 1714 4551 3697 1714496071

SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...

kinh doanh cho gioi tre

SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...

xuat khau ld 16729989735061332499022

SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...

SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...

z5808633933291 e334b618793d8afc34fb7e0f7a35a689 1

SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...

screenshot 1725561872392 1

SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...

6893 anhchupmanhinh2024 09 05082751 1

SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...

screenshot 1725559893515

SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...

bz1a4225 1728198222106780833051 1

SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...

bai thi sai gon du tru 321722059182 1

SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....

20231027 XHH Tri Thuc Biasach130x205 01 Copy

SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...

180502 day manh dao tao nghe cho nguoi khuyet tat UECC

SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...

7941 20230107051059 img 8864

SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...

nguoi phu nu trong mua

SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...

vna potal 5 doan cong tac cua bhxh viet nam kiem tra don doc va thao go kho khan vuong mac trong trien khai goi ho tro tu quy bao hiem that nghi stand 1

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

244769967 617531236076238 7411439632355575596 n 5888

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

myphong 15488235502671856245315

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

nguoi lao dong

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...