XÃ HỘI
Người lao động bị sập bẫy bởi nhiều biến tướng của tín dụng đen
SLO – Sau thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, nạn “tín dụng đen” ở Bình Dương ngày càng biến tướng nguy hiểm khiến nhiều người sập bẫy, trở thành “con nợ”.
Thực trạng trên đang diễn biến phức tạp tỉnh Bình Dương – một trong những địa phương có số lượng người nhập cư lớn nhất cả nước, hầu hết các nạn nhân của nạn “tín dụng đen” là công nhân và người lao động.
Báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho thấy, trong 9 đầu năm 2022, lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện, điều tra 6 vụ, bắt và khởi tố 8 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Các vụ án bị công an điều tra xử lý chủ yếu tập trung tại các khu vực tập trung đông công nhân, người lao động như TP Dĩ An, thị xã Tân Uyên,…
Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bình Dương, sau thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, lợi dụng sự khó khăn của người dân nên tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” hoạt động trở lại với các thủ đoạn được thực hiện tinh vi hơn, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa và xử lý tội phạm.
Cụ thể, các đối tượng sử dụng phương thức truyền thống nhưng tinh vi hơn như dán quảng cáo, phát tờ rơi nhưng không mở văn phòng, điểm giao dịch, giao dịch thông qua mạng xã hội, không yêu cầu cung cấp giấy tờ tùy thân, không viết giấy vay nợ, chỉ yêu cầu cung cấp hình ảnh nhạy cảm cá nhân, số điện thoại của người thân.
Điển hình vào ngày 25/6/2022, lực lượng công an bắt giữ đối tượng Phạm Bá Thụy (SN 1982, ngụ thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) về hành vi cho vay lãi nặng.
Theo điều tra, từ tháng 9/2020 Thụy nhiều lần cho chị Phạm Ngọc Tuyền (SN 1985, ngụ phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) vay tiền với lãi suất từ 6% – 24% một ngày (tương đương 2.160% đến 8.640% một năm). Chu kỳ lấy lãi là từ 5 ngày, 10 ngày hoặc 1 tháng. Ban đầu chị Tuyền vay của Thụy số tiền 90 triệu đồng nhưng do không trả lãi kịp nên Thụy cộng dồn tiền lãi thành tiền vay. Cho đến nay, chị Tuyền nợ của Thụy cả tiền lãi và tiền vay hơn 10 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi Thụy đã thu của chị Tuyền đến nay là hơn 4 tỷ đồng. Khám xét nơi ở của Thụy, cơ quan điều tra thu giữ 2 lượng vàng, tiền mặt 1,75 tỷ đồng (trong đó có 500 triệu đồng Thụy mới thu lãi của chị Tuyền) cùng nhiều giấy tờ liên quan đến việc cho vay lãi nặng.
Trước đó, vào khoảng đầu tháng 2/2022, lực lượng chức năng bắt giữ Huỳnh Văn Việt (SN 1976, ngụ thị xã Tân Uyên) do hoạt động cho vay lãi nặng trên địa bàn thị xã Tân Uyên với mức lãi suất thu là 10 ngàn đồng/1 triệu đồng/1 ngày (tương đương 360%/năm), số lượng người vay khoảng trên 30 người với tổng số tiền vay trên 2,8 tỷ đồng và đã thu lợi số tiền trên 3 tỷ đồng.
Đây là 2 trong số nhiều vụ án cho vay lãi nặng bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Thượng tá Lâm Hồng Vũ, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, một thủ đoạn tinh vi, biến tướng nguy hiểm của nạn “tín dụng đen” hiện nay là lập các hợp đồng giả cách với người vay tín chấp, thế chấp.
Theo đó, người vay cần vay số tiền lớn trong thời gian ngắn để sử dụng và chấp nhận trả lãi suất rất cao đến khi mất khả năng chi trả sẽ bị buộc chuyển quyền sở hữu tài sản đã thế chấp cho các đối tượng cho vay.
Gắn liền với thủ đoạn trên là thủ đoạn mua bán nợ. Chủ nợ lập hợp đồng với công ty mua bán nợ (một hình thức biến tướng của công ty đòi nợ thuê) liên hệ người vay cố tình chây ỳ không trả nợ và sử dụng các thủ đoạn quấy rối, khủng bố (tạt sơn, tạt chất bẩn, nước thải, máu chó…) để đòi nợ theo hợp đồng.
Quá trình điều tra các vụ án lực lượng công an còn phát hiện hiện nay đang nổi lên tình trạng các đối tượng sử dụng các trang Website, ứng dụng điện thoại để công khai quảng cáo các hình thức cho vay với thủ tục đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp chứng minh nhân dân, lãi suất vay bị các đối tượng này lách luật bằng các tình các khoản phí dịch vụ.
Khi người vay cố tình không trả nợ, các đối tượng sử dụng số điện thoại “rác” gọi điện đe dọa, bêu rếu trên Facebook, khủng bố tinh thần buộc phải liên hệ yêu cầu người vay trả nợ cho chúng dẫn đến tâm lý hoang mang lo sợ cho những người không liên quan như người thân, bạn bè, chủ doanh nghiệp.
Xuân An – vietnamnet.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...