KẾT NỐI VIỆC LÀM
Người lao động cần có việc làm bền vững
SLO – Từ đầu quý III/2022, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành giãn giờ làm, ngừng tăng ca, không tái ký hợp lao đồng lao động mới với người lao động.
Đến cuối tháng 11/2022, con số mà ngành chức năng thống kê về tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TPHCM đã cho thấy có hơn 50.000 người lao động bị ảnh hưởng ở 155 doanh nghiệp. Trong số đó bao gồm cả giảm giờ làm, không tăng ca, nghỉ việc luân phiên, ứng trước phép năm năm 2023, tạm hoãn hợp đồng lao động chờ đơn hàng, thậm chí chấm dứt hợp đồng lao động. Việc này lại rơi vào thời điểm cuối năm, được cho là chưa từng có tiền lệ.
Nói chưa có tiền lệ bởi vì, vào thời điểm này các năm trước (trừ cuối năm ảnh hưởng dịch Covid-19 2021), doanh nghiệp phải tăng ca liên tục mới có thể hoàn thành kịp tiến độ giao hàng cho đối tác để công nhân có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán đúng theo quy định.
Theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động TPHCM, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của lạm phát, xung đột giữa Nga – Ukraine, giá cả nhiên liệu, một số mặt hàng tăng, tổng cầu của thế giới giảm. Điều này khiến cho một số nhãn hàng hủy hợp đồng, giảm đơn hàng, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng mới hoặc chỉ ký với số lượng ít ỏi. Các doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất thuộc lĩnh vực dệt may, da giầy, chế biến gỗ… nơi có tỷ lệ thâm dụng lao động cao. Từ sự ảnh hưởng đó, cả doanh nghiệp và người lao động đều rơi vào khó khăn. Và theo dự báo Tết Nguyên đán năm nay, có những doanh nghiệp sẽ không có tiền thưởng tết, lương tháng 13…
Chỉ tính riêng ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, hiện tượng người lao động bị nghỉ việc trong một số doanh nghiệp dệt may là có xảy ra, chiếm tỉ trọng khoảng 5-7%. Trước đó, từ quý II/2022, một số doanh nghiệp đã cho công nhân nghỉ luân phiên vì thiếu đơn hàng.
Nếu như hồi đầu năm 2022, khi các doanh nghiệp tăng tốc hồi phục mạnh mẽ cũng là thời điểm doanh nghiệp nhận rất nhiều đơn hàng. Song một nghịch lý là thiếu lao động, không có người sản xuất. Vì trước đó, công nhân đã rời nhà máy về quê tránh dịch chưa quay trở lại. Nhiều nhà máy phải tìm chỗ gia công bớt. Còn hiện tại, tình hình quay đầu tỷ lệ nghịch, do nhiều yếu tố bất ổn dẫn đến sức mua áo quần, thời trang giảm mạnh, hàng tồn không bán được. Các nhãn hàng không ký kết hợp đồng mới.
Theo ông Giang, hiện các doanh nghiệp đang cố gắng bằng nhiều cách để duy trì hoạt động sản xuất, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động. Đã có doanh nghiệp phải chuyển đổi mặt hàng sản xuất với năng suất thấp để giữ ổn định lao động, chờ đón sự phục hồi của thị trường được dự báo vào quý III, IV/2023. Song, về lầu về dài, ông Giang cũng cho rằng, để gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và duy trì việc làm ổn định cho người lao động, doanh nghiệp cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, tối ưu hóa về nhân công…
Còn tại hội nghị gặp gỡ cấp ủy TP Thủ Đức và các quận, huyện để trao đổi tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố do Liên đoàn lao động Thành phố tổ chức cho thấy, trước tình hình này, các cấp công đoàn TPHCM đang tập trung tuyên truyền để người lao động hiểu rằng, họ chính là lực lượng, bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của TP. Doanh nghiệp thiếu đơn hàng là bất khả kháng do tác động của tình hình thế giới có nhiều bất ổn về thị trường. Các cấp các ngành sẽ tập trung hỗ trợ, chăm lo cho người lao động, người yếu thế. Điều này thể hiện tính ưu việt của TP văn minh, nghĩa tình…
Song, bên cạnh các giải pháp trước mắt thì theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội, cần phải tìm kiếm những giải pháp an sinh bền vững hơn cho người lao động. Bởi, điều mong mỏi của người lao động không phải nằm ở những gói hỗ trợ an sinh hay những khoản tiền trợ cấp trong những lúc ngặt nghèo mà là một công việc ổn định có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Các tín hiệu phục hồi kinh tế ngay sau đại dịch được UBND TPHCM công bố gần đây cho thấy nền kinh tế TPHCM nhiều tín hiệu khởi sắc, đặc biệt bên khối các ngành sản xuất theo các đơn hàng của doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, trong một tình trạng bấp bênh của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch và xung đột vũ trang trên thế giới, những dự báo về nguy cơ lạm pháp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm đã khiến cho chuỗi sản xuất toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó, có các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất gia công. Vì thế, chúng ta không thể mãi duy trì chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp theo thể thức cũ mà cần mạnh dạn chuyển dịch phân khúc gia công sang những phân khúc có giá trị cao hơn.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP cho rằng, về giải pháp lâu dài, không thể mãi là thâm dụng lao động, gia công giá rẻ. Cần có kỹ năng nghề quốc gia theo hướng tiệm cận với trình độ kỹ năng khu vực và thế giới. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại trình độ tay nghề cho người lao động. Thích ứng và làm chủ công nghệ trong bối cảnh 4.0 và số hóa ngày càng cao…
Thời gian qua, Liên đoàn lao động TPHCM cũng đã kết nối với một số trường đại học và cao đẳng nghề để đào tạo, bồi dưỡng nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề và cấp chứng nhận nghề, nâng bậc thợ cho công nhân lao động. Và việc này sẽ được tiếp tục mở rộng về quy mô cũng như gia tăng nhiều hơn các lĩnh vực ngành nghề để công nhân tiệm cận được với các kỹ năng nghề đạt chuẩn.
Được biết, chương trình Quốc gia về Việc làm Bền vững của Việt Nam lần thứ ba đã xác định 3 ưu tiên quốc gia. Đó là thúc đẩy việc làm bền vững và tạo môi trường thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh bền vững. Giảm đói nghèo thông qua việc mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tới tất cả mọi người và giảm các hình thức việc làm không thể chấp nhận được, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Xây dựng cơ chế quản trị thị trường lao động hiệu quả tuân thủ những nguyên tắc cơ bản và quyền trong lao động.
Vậy thì việc làm bền vững không chỉ là có được một công việc. Nó liên quan đến các cơ hội việc làm với năng suất lao động cao và đem lại một thu nhập công bằng, an toàn tại nơi làm việc và bảo trợ xã hội cho gia đình. Đó là gốc rễ của sự gắn kết xã hội.
Dũng Tiến – Nguồn: hcmcpv.org.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...