AN SINH
Người lao động cao tuổi chật vật với đồng lương hưu ít ỏi
SLO – Nhiều người có mức lương hưu dưới 3 triệu đồng/tháng vẫn phải làm thêm công việc khác để đủ tiền trang trải cuộc sống
Ở tuổi được nhàn hạ, quây quần bên con cháu, nhưng ông Hà Thọ Bá (70 tuổi, ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn tranh thủ nhận làm những công việc trong khả năng như sửa chữa thiết bị điện, khuân vác nhẹ… khi hàng xóm có nhu cầu.
Ông Bá chia sẻ: “Ngoài ăn, mặc, cuộc sống hiện nay còn quá nhiều thứ chi tiêu như ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp… Đồng lương hưu 2,5 triệu đồng/tháng rất khó để đủ trang trải hết các khoản chi tiêu nên trong làng ai thuê gì, tôi làm nấy để kiếm thêm tiền”.
Trước đây ông là bộ đội, luân chuyển qua nhiều đơn vị khác nhau. Sang năm 1980, ông Bá chuyển ngành sang làm công nhân tại nhà máy ở Thanh Hóa. Năm 1900, ông mất sức, về nghỉ hưu sớm. Nghỉ sớm nên mức lương hưu ông hưởng hàng tháng hiện không cao.
Khi còn làm công nhân, bà Nguyễn Thị Thu Hiền (trú phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang) thu nhập bấp bênh. Trung bình mỗi tháng bà nhận về khoảng 3 triệu đồng, nếu được làm thêm, tăng ca, thu nhập sẽ cao hơn một chút.
Theo bà Hiền, lúc bấy giờ làm công nhân, bà chỉ được đóng bảo hiểm xã hội với mức lương thấp. Sức khỏe đi xuống, khi giám định, được xác định bị suy giảm 74% sức khỏe, đến năm 2020, ở tuổi 50, bà quyết định nghỉ hưu.
Lương hưu bà Hiền lĩnh mỗi tháng chỉ hơn 2 triệu đồng. Số tiền này cầm đi chợ chỉ được khoảng 20 ngày đầu trong tháng đã hết. Chính vì vậy, khi mới nghỉ hưu, bà Hiền có thời gian làm giúp việc, công việc dọn dẹp nhà cửa.
Sau đó một thời gian, bà quyết định nghỉ công việc này do sức khỏe không đảm bảo, ở nhà hỗ trợ con cái chăm các cháu. Cuộc sống của bà được hỗ trợ từ đồng lương của chồng và các con.
Bà Hiền chia sẻ: “Lương hưu thấp, không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, chưa kể lúc ốm đau, bệnh tật. Giá như lương hưu của tôi bằng mức lương tối thiểu hiện nay thì cũng đỡ vất vả hơn nhiều”.
Trao đổi về vấn đề thực tế nhiều người khi hết tuổi lao động, lương hưu thấp không đủ sống, ông PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life) cho biết: “Trước đây, chúng ta thường quan niệm lương hưu chỉ dành cho cán bộ, công chức nhà nước. Còn với đa phần người dân, chủ yếu là ở nông thôn có quan niệm “bảo hiểm xã hội tuổi già” chính là người con của mình. Khi già, con cái lo cho mình”.
Theo ông Lộc, xã hội phát triển, Việt Nam hướng tới mô hình nhà nước phúc lợi, xây dựng chương trình bảo hiểm xã hội để người dân có lương hưu về già. Song, thời kỳ đầu, quy định pháp luật thiết kế chưa hợp lý, dẫn đến việc người dân rút bảo hiểm xã hội một lần… Với nguyên tắc đóng hưởng, với phần đông người lao động có mức lương hạn chế, đóng bảo hiểm xã hội ở mức thấp, lương hưu nhận được, theo đó cũng không cao.
“Lâu nay, trong tâm tưởng của người dân đa phần vẫn mặc định, số tiền lương hưu chỉ như phụ cấp, không đủ sống. Về già họ vẫn phải đi làm thêm công việc gì đó hay phụ thuộc vào con cái. Từ suy nghĩ này, không ít người đã chọn rút bảo hiểm xã hội một lần thay vì chờ đủ thời gian để được hưởng lương hưu”, ông Nguyễn Đức Lộc nói.
Chính vì vậy, để người dân “mặn mà” hơn với lương hưu, Viện trưởng Nghiên cứu Đời sống xã hội kỳ vọng chính sách xây dựng bảo hiểm xã hội được xây dựng theo hướng bền vững, lâu dài, quan tâm hơn đến quyền lợi của người lao động.
Việt Nam hiện có hơn 3,3 triệu người được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nhưng rất nhiều người mức lương nhận thực tế thấp hơn lương tối thiểu vùng.
Trong khi đó, theo Hội đồng tiền lương quốc gia, tính đến tháng 7/2019, mức sống tối thiểu được Tổ kỹ thuật tính cho 1 người trưởng thành thuộc vùng I (khu vực có mức lương tối thiểu cao nhất, khi đó đang áp dụng mức 4.180.000 đồng) là 4.428.000 đồng/tháng.
Trong đó, tiền ăn là 1.198.000 đồng (được tính dựa vào rổ hàng hóa 53 món hàng); chi phí phi lương thực, thực phẩm là 1.298.000 đồng; người phụ thuộc là 1.648.000 đồng; nhà ở là hơn 400.000 đồng.
Lương tối thiểu, theo đó, hiện vẫn được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. “Lương đủ sống” đang trở thành khái niệm được nghiên cứu, đốc thúc thiết lập tại Việt Nam hiện nay.
Lê Hoa – Nguồn: dantri.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...