XÃ HỘI
Người lao động mắc kẹt tại Campuchia
SLO – Cả tin vào những lời mời chào trên mạng xã hội, nhiều nạn nhân đã bị sập bẫy xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao động.
Chúng tôi gặp anh N.V.P (SN 1995; ngụ phường Hải Thành, TP Đồng Hới) tại trụ sở Công an tỉnh Quảng Bình. Anh là người vừa được giải cứu từ một vụ lừa bán sang Campuchia lao động trái phép. Khi tiếp chuyện với chúng tôi, nhớ lại những gì đã trải qua nơi xứ người, nét mặt của nam thanh niên vẫn còn hằn lên những nỗi hoang mang.
Bị ngược đãi
Anh P. kể đầu tháng 4-2021, anh tình cờ quen biết một người phụ nữ tên Linh làm nhân viên dịch vụ massage tại một khách sạn ở TP Đồng Hới. Sau một năm quen biết, anh P. cùng nữ nhân viên này thường xuyên liên lạc, trò chuyện và có tình cảm với nhau.
Tháng 4-2022, khi Linh về TP HCM, anh P. vẫn trò chuyện với nữ nhân viên này qua ứng dụng Messenger. Ngày 5-4, anh P. đi xe khách vào TP HCM để gặp Linh. Sau đó, Linh mời anh P. xuống tỉnh Long An để ăn nhậu với nhóm bạn của Linh, chẳng chút mảy may nghi ngờ gì nên nam thanh niên đồng ý. Tại một nơi hoang vắng, ngoài Linh, anh P. còn gặp một nhóm 4 người nam với khuôn mặt bặm trợn và 1 phụ nữ tầm khoảng 30 tuổi.
“Nhậu được hơn 1 giờ thì em bị chuốc rượu say choáng váng. Lúc này, 4 nam thanh niên kia đã lao vào khống chế, trói tay và dọa nạt em phải nghe lời. Nếu kháng cự thì sẽ đánh đập, giết chết. Vì quá sợ hãi em buộc phải nghe theo chúng” – anh P. bàng hoàng kể lại. Ngay sau đó, 2 đối tượng dùng xe máy chở anh P. vượt biên qua Campuchia trong đêm bằng đường mòn. Đến Campuchia, chúng bán anh cho một cơ sở do người Trung Quốc làm chủ nằm biệt lập giữa rừng sâu và sống trong căn nhà “ổ chuột”.
Tại đây, anh P. bị ép buộc phải lập các tài khoản Facebook ảo kết bạn, nhắn tin kêu gọi, dụ dỗ, lừa gạt người Việt Nam nạp tiền vào các ứng dụng trang mạng đánh bạc trực tuyến, làm cộng tác viên cho các sàn giao dịch điện tử để lừa chiếm đoạt tài sản. Tại đây, anh cũng gặp nhiều người Việt Nam làm tương tự, nếu không nghe lời thì chúng sẽ đánh đập, bỏ đói nên anh buộc phải làm theo.
Cuối tháng 5-2022, vì bị hành hung quá tàn nhẫn, nhiều người nơi cơ sở nơi anh P. làm việc đồng loạt phản đối, dẫn tới bạo động, gần 300 người chạy thoát ra ngoài, trong đó có P. Sau đó, anh P. bị cơ quan chức năng Campuchia bắt giữ, trục xuất qua biên giới bàn giao cho Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, có hàng chục công dân Quảng Bình xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc. Điển hình, có 10 công dân Quảng Bình sang làm việc tại casino Jingang International, tỉnh Preah Sihanouk – vừa được các cơ quan chức năng nước sở tại giải cứu, sau đó bị trục xuất về nước hôm 29-4 qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Coi chừng “tiền mất tật mang”
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận nhiều trường hợp sập bẫy lừa đảo làm “việc nhẹ lương cao” tại Campuchia. Ở xứ người, nhiều nạn nhân không phải làm việc trong những công ty uy tín, doanh nghiệp “VIP” và mức thu nhập cao như quảng cáo mà họ bị đem đến những dãy nhà “ổ chuột” biệt lập nằm giữa rừng sâu hay sát biển và bị ép lao động khổ sai, hành hạ, bỏ đói, giam lỏng.
Anh N.S (1987, ngụ thị xã Ba Đồn) cũng bị nhóm đối tượng lừa xuất cảnh sang Campuchia và bán cho ông chủ người Trung Quốc từ cuối năm 2020. Liên lạc với phóng viên Báo Người Lao Động, anh S. nói công việc của anh là ban đêm bị ép lên mạng lập các tài khoản Facebook ảo nhằm mục đích lừa đảo người Việt Nam. Khi làm việc thì không được phép sử dụng điện thoại, chỉ về nơi ở mới dùng. Nếu ai để lộ, lọt thông tin, hình ảnh ra ngoài thì bị ông chủ cho người đến đánh đập, ép lao động khổ sai, bỏ đói và phạt 10.000 USD. “Cứ tưởng là việc nhẹ, lương cao nhưng nào ngờ giờ khó có đường về, sống như “địa ngục trần gian”. Muốn về phải gọi người nhà bỏ cả 200 triệu đồng gửi sang chuộc” – anh S. buồn bã.
Theo Công an tỉnh Quảng Bình, hiện công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia làm việc tại các cơ sở dịch vụ thương mại, bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp. Các cơ quan chức năng tỉnh phát hiện nhiều trường hợp thông qua mạng xã hội hoặc từ bạn bè, người quen, nhiều người bị lừa xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Khi qua đó, nạn nhân được đưa vào làm việc tại các cơ sở đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, lừa đảo trên mạng; bị cưỡng ép lao động từ 12-16 giờ/ngày, nhiều NLĐ bị đánh đập, ngược đãi và bị đòi tiền chuộc… Đối tượng cầm đầu các cơ sở này tại Campuchia là người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Campuchia và lao động Việt Nam hiện đang hoạt động tại đây.
Hoàng Phúc – Nguồn: Báo Người lao động
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...