XÃ HỘI
Người lao động xa quê và nhiều nỗi lo khi Tết gần kề
SLO – Thời điểm cận kề tết Nguyên đán, nỗi lo lại hiện hữu trên khuôn mặt của nhiều người lao động xa quê. Bởi thời điểm này, việc ít, lương thấp, chi tiêu hằng tháng không đủ, lương, thưởng cũng không biết được bao nhiêu. Nhiều người lao động lại “than ngắn thở dài”, nghĩ về bao nhiêu khoản chi sắp tới.
Làm thêm đủ nghề
Anh L. (nam, 24 tuổi), nhân viên văn phòng chia sẻ, với mức lương hằng tháng hơn 6 triệu đồng, vừa phải thuê nhà, vừa chi phí sinh hoạt, ăn uống, nhu cầu cá nhân khác, với mức lương như vậy thực sự không đủ.
“Em chưa lập gia đình nên một mình cũng dễ xoay xở với mức thu nhập như vậy. Nhưng những tháng có công việc đột xuất, hoặc gia đình ở quê cần đến một số tiền, em cũng không kịp lo”, bạn L. cho biết.
Tiền thuê nhà L. ở ghép đã mất một khoản cố định 1,5 triệu đồng/tháng bao gồm cả tiền phòng, điện nước sinh hoạt. Tiền ăn trưa công ty có hỗ trợ, nhưng L. cũng như nhiều bạn đồng nghiệp chuẩn bị sẵn cơm trưa ở nhà để tiết kiệm chi phí ăn uống. Là con lớn trong gia đình làm nông với em gái cũng đang theo học đại học tại Hà Nội, nên L. có một phần trách nhiệm đỡ đần bố mẹ ở quê, hoặc gửi thêm cho em học hành, sinh hoạt.
Áp lực về kinh tế đè nặng lên đôi vai, L. xin làm thêm công việc vận chuyển phế liệu tại công trường vào buổi tối và những ngày cuối tuần để kiếm thêm khoản thu nhập ít ỏi hoặc những công việc bán thời gian phù hợp.
Cuộc sống của nhiều lao động trẻ còn độc thân khó khăn là vậy, nhưng với những lao động đã có gia đình, cuộc sống xa quê hương để kiếm sống cũng chật vật, khó khăn không kém. Chị Tr. (32 tuổi), nhân viên bán hàng điện máy tại huyện Gia Lâm cho biết, gia đình gồm 6 người hiện đang sinh sống trong khu nhà trọ thuộc phường Phúc Lợi, Q. Long Biên, Hà Nội. Hai vợ chồng cùng ba con nhỏ và bà nội (hỗ trợ trông cháu) thu nhập thường xuyên không đủ để chi tiêu.
Được biết, chồng chị Tr. làm lái xe chở hàng cho một công ty tư, công việc phụ thuộc vào đơn hàng của công ty nên mức thu nhập cũng không cố định. Công việc bán hàng của chị Tr. có mức thu nhập hằng tháng khoảng 7 triệu đồng. Một tháng hầu như không có ngày nghỉ nên cả hai vợ chồng cũng nhờ bà lên hỗ trợ, bởi mức thu nhập như thế cũng không đủ để thuê người trông con.
Tiền thuê nhà của cả gia đình là 3 triệu đồng/ tháng, cả 3 con đều đang đi học, học phí trường công cũng hơn 5 triệu đồng/tháng cho cả 3 con. Còn lại anh chị lo xăng xe đi làm, ăn uống, điện nước hằng tháng. “Những lúc con cái ốm đau, thực sự cả gia đình chi tiêu không đủ”. Mỗi lần như vậy lại xác định vay mượn đồng nghiệp, bởi ở quê, anh chị em, họ hàng cũng còn khó khăn nhiều.
Đặc thù bán hàng làm việc theo ca, nên chị Tr. chủ yếu làm ca sáng, buổi chiều về lo cơm nước, học hành cho con cái, rồi lại dành thêm 2 – 3 tiếng buổi tối bán hàng để kiếm thêm thu nhập. Đồ ăn uống chủ yếu mua từ quê gửi lên cho rẻ, cả gia đình tằn tiện chi tiêu, cũng mong có một khoản nhỏ để tích lũy cho con học hành.
Lo lắng vì nhiều khoản chi
Tết Nguyên đán đã cận kề, bên cạnh niềm háo hức chờ đón năm mới, nhiều công nhân, người lao động còn đang khổ sở loay hoay với hàng trăm khoản phải chi tiêu trong khi tài chính hạn hẹp. Đối với những công nhân xa quê lập nghiệp, tiền đâu tiêu Tết càng là nỗi ám ảnh. Nhiều người phải ngậm ngùi vì không có tiền về quê đón Tết.
Quay trở lại câu chuyện của gia đình chị Tr., với nỗi lo lắng không biết lương, thưởng năm nay sẽ như thế nào, khi mà càng cuối năm, công việc càng khó. “Có những ngày mình không bán được hàng, không có doanh số. Với mặt hàng điện máy, tầm này như mọi năm, mọi người bắt đầu sắm sửa rất đông. Nhưng năm nay kinh tế khó khăn, nên công việc thực sự ảm đạm”, chị Tr. chia sẻ.
Cả hai vợ chồng, công việc đều phụ thuộc vào hàng bán được là bao nhiêu, công ty có đơn hàng để chuyển đi hay không, vì vậy, mức thu nhấp trên của cả hai cũng không cố định.
Nhắc đến những khoản chi tiêu trong dịp Tết này, chị Tr. cho biết: “Đầu tiên phải kể đến tiền xe về quê. Gia đình đông người, con lại còn nhỏ, nên gia đình cũng phải thuê xe để về vì còn nhiều đồ đạc. Nhưng Tết về vợ chồng phải chi tiền mua sắm quần áo, thực phẩm, hoa quả, tiền mừng tuổi ông bà nội ngoại hai bên… Có quá nhiều thứ phải mua nhưng giá cả hàng hóa những ngày cuối năm vẫn còn đắt quá”.
Vợ chồng chị cũng không dám mua sắm nhiều cho bản thân. Lên kế hoạch chi tiêu trong Tết là thế, nhưng cũng vẫn phải để dư ra một khoản dành tiêu sau Tết. Bởi đầu năm, thu nhập của cả hai vợ chồng gần như không có.
Với nhiều lao động ở thời điểm ít việc, lương thấp, Tết đến là một nỗi lo bởi vô số những khoản chi tiêu không tên. Ở thời điểm này, để lo đủ cho cuộc sống hằng ngày đã là cả một sự vất vả. Kiếm kế sinh nhai với thu nhập “ba cọc ba đồng”, không ổn định nên nhiều người trẻ rơi vào tình cảnh không có khoản tiền tiết kiệm. Và khi Tết đến, họ phải lo toan nhiều thứ trong tình trạng không có tiền.
Minh Anh – Nguồn: laodongcongdoan.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...