NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ
Nhật ký điền dã: chuyện về đời sống công nhân 11
(SLO) Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng không thể lường hết những khó khăn mà công nhân ngày nay đang gặp phải. Nếu như trước kia người công nhân Việt Nam còn có “hậu phương” là mảnh vườn, miếng đất… phòng kế mưu sinh thì người công nhân ngày nay đa phần phải rời xa quê hương đến tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong sự bơ vơ, thiếu thốn… và hành trang của họ chỉ là cuộc sống tạm bợ của lớp nghèo thành thị. BTKUXH xin chân thành cảm ơn tác giả Kim Liên đã chia sẻ tư liệu nhật ký điền dã về đời sống công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu các loại hình và cách thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh do ThS. Nguyễn Đức Lộc làm chủ nhiệm đề tài. Đây là những trang nhật ký được tác giả ghi lại vào tháng 03/2008, chúng tôi xin lần lượt đăng các bài của tác giả tạm lấy tên là: “Những câu chuyện về đời sống công nhân”.
Chủ nhật ngày 23 tháng 07 năm 2008
Chiều nay chúng tôi phải thực hiện các công cụ PRA ở cả hai phường nhưng lại làm tới 3 nhóm. Tình hình có vẻ rất vất vả vì chỉ có hai người thực hiện, thời gian hẹn để tập trung nhóm ở hai phường cũng rất sít sao trong khi thời gian thực hiện các công cụ PRA thì mất khá nhiều thời gian khoảng 1 giờ cho một công cụ PRA và sự nhanh hay chậm thì cũng còn tùy thuộc vào sự nắm bắt vấn đề của các công nhân, nếu công nhân nắm bắt vấn đề tốt thì việc thực hiện công cụ PRA rất nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại là rất khó khăn và kéo dài thời gian.
Chúng tôi thực hiện PRA ở khu phố 4 phường Linh Xuân trước, sau đó mới thực hiện ở phường Linh Trung. Không khí “ra quân” thì cũng có vẻ rất hăng hái nhưng cả hai chúng tôi đều cảm nhận được sự khó khăn và mệt nhọc đang chờ đón phía trước, nhưng tôi tin cuộc thảo luận sẽ thành công với việc thu thập được những thông tin hay.
Chúng tôi đến nhà cô Thanh lúc 15 giờ và lúc này cô mới đi gọi mọi người lại tập trung và phải mất gần nửa tiếng thì nhóm mới được hình thành và ổn định để có thể bắt đầu cuộc thảo luận.
Nhóm gồm có 12 người, công cụ cây vấn đề được thực hiện trước tiên. Mọi người mở đầu cuộc thảo luận nhóm bằng một không khí không hào hứng lắm, có vẻ như ai cũng rất ít nói, chúng tôi đã phải “tha thiết” kêu gọi mọi người hãy mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, đáp lại lời mời gọi đó là những nụ cười e dè. Nội dung của công cụ cây vấn đề được đặt ra là “tại sao hoạt động tập thể không thu hút được công nhân tham gia”. Khi thảo luận về nguyên nhân tại sao hoạt động tập thể không thu hút được công nhân tham gia thì mọi người cũng tham gia vào khá sôi nổi có những ý kiến hay, như là có ý kiến cho là công nhân không tham gia hoạt động tập thể là do tình hình an ninh không ổn định, cán bộ không có năng khiếu thu hút công nhân, quy mô và tính chất các hoạt động chưa thu hút và thiết thực, ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác là: Công đoàn hoạt động không mạnh, chưa thực sự bảo vệ quyền lợi cho công nhân; Đoàn Thanh niên cũng hoạt động chưa mạnh; chưa có cơ sở vật chất để tạo ra sân chơi; thời gian làm việc quá nhiều; không có tổ chức nào làm chỗ dựa tinh thần cho công nhân.
Như những gì những người tham gia thảo luận thì hoạt động của Công đoàn và Đoàn Thanh niên chưa thực sự hiệu quả lắm mà một trong những nguyên nhân mà mọi người cho rằng đó là do thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động quy mô và không có kinh phí để cử cán bộ Đoàn đi tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng lãnh đạo mà cụ thể là kỹ năng làm sao để thu hút được công nhân tham gia các hoạt động tập thể. Nguyên nhân tiếp theo khiến công nhân không thể tham gia hoạt động tập thể là do thời gian làm việc quá nhiều, đây là nguyên nhân khách quan, nằm ngoài sự mong đợi của công nhân, thông thường giờ tăng ca là do công ty bắt buộc và khi thảo luận về vấn đề này tôi nhận thấy trong suy nghĩ của người công nhân vẫn còn mâu thuẫn giữa hai vấn đề: nên tăng ca hay không nên tăng ca? Họ không muốn tăng ca vì mệt mỏi, áp lực và vì họ e sợ không có đủ sức khỏe để làm việc khi mà ngày nào họ cũng phải tăng ca từ 2-3 tiếng, đi làm đến khuya mới về, sáng sớm hôm sau lại phải đi làm tiếp thì họ sẽ không có thời gian để phục hồi sức khoẻ. Nhưng nếu không tăng ca thì cái thu nhập khiêm tốn của họ sẽ không thể mang lại cho họ một cuộc sống thoải mái được nên họ muốn tăng ca để tăng thêm thu nhập… và để thống nhất cái mâu thuẫn này thì công nhân đã chọn phương án là có tăng ca nhưng tăng ca với thời gian ít lại để họ có thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động vui chơi, các sinh hoạt tập thể. Còn tình hình an ninh không ổn định thì được anh Hưng cho biết là khu vực này thường xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản, nên mọi người thường hay cảnh giác, do đó, mang tâm lý là “nơi quê khách, đất người” nên những người công nhân thường “co lại” để tự bảo vệ mình và vì thế họ hạn chế tham gia các hoạt động tập thể; khi tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ cũng có xảy ra những vụ ẩu đả, xô xát thậm chí là đánh nhau, đó là cũng là nguyên nhân góp phần làm hạn chế việc tham gia các hoạt động tập thể của công nhân.
Sau khi thảo luận xong phần nguyên nhân tại sao các hoạt động tập thể không thu hút công nhân tham gia, chúng tôi chuyển qua phần kết quả của việc công nhân không tham gia các hoạt động tập thể thì trong quá trình thảo luận phần kết quả có một số công nhân ra về, lý do là trong nhóm thảo luận có hai người với hai quan điểm rất khác nhau, từ chỗ khác nhau về quan điểm mà họ đã có những ý kiến lấn át ý kiến của những người khác, họ có những lời nói và phản ứng không tốt lắm, một bên thì nói những lời khiêu khích bên kia, còn một bên thì rất gay gắt khi bị bên kia khiêu khích, mặc dù theo chủ quan của tôi thì tôi nhận thấy ý kiến của cả người này đều rất hay nhưng không làm sao thống nhất được ý kiến của họ và chúng tôi cũng không thể nào làm cho họ ngừng tranh cãi nhau, tranh cãi gay gắt đến nỗi mà một bên chịu không được đã đứng lên ra về nhưng chúng tôi nhận thấy đây là một người có nhiều thông tin hay nên đã năn nỉ chị ở lại cho đến hết buổi thảo luận. Nguyên nhân sâu xa của hai luồng mâu thuẫn này bắt nguồn từ việc anh Hưng không tham gia nhiều hoạt động tập thể trong khi chị Thảo là người tham gia rất năng nổ các hoạt động tập thể và hiện tại chị đang ở Linh Xuân nhưng lại sinh hoạt Đoàn ở Bình Đường, đây thực sự là điều đáng để quan tâm và hai người lại làm ở hai công ty khác nhau với hai Công đoàn khác, từ đó tất nhiên dẫn đến nhiều mâu thuẫn giữa hai quan điểm. Cho đến khi kết thúc thảo luận nhóm thì các ý kiến của anh Hưng và chị Thảo vẫn hoàn toàn trái ngược nhau và họ nhìn nhau bằng ánh mắt không mấy thịên cảm (anh Hưng thì đầy vẻ khiêu khích, còn chị Thảo thì sự bực tức thể hiện rõ trên khuôn mặt). Nhưng chính họ lại là hai người sôi nổi và có những ý kiến đóng góp rất hay.
Về cuối buổi thảo luận không khí rất là oải, mọi người không ai muốn phát biểu nữa và nhận thấy nếu tiếp tục thì cũng không khả quan lắm vì hai “đối thủ” đang gườm nhau, do đó, chúng tôi quyết định tạm dừng cuộc thảo luận và công cụ biểu đồ Venn sẽ được tiến hành vào lần khác.
Sau khi hoàn tất sau mọi việc thu dọn hiện trường của buổi thảo luận, chúng tôi qua phường Linh Trung để tiến hành làm biểu đồ Venn, cây vấn đề và thảo luận nhóm vì có một nhóm công nhân đã có mặt đầy đủ.
Đến khu phố 2, phường Linh Trung tôi đã thấy các bạn công nhân tập trung đầy đủ trong hội trường của khu phố 2 và đặc biệt là còn có sự hiện diện của các bạn trong Đoàn Thanh niên của khu phố và của phường. Chúng tôi hơi ngỡ ngàng về sự nhiệt tình này, nhưng cũng cho thấy một dấu hiệu khởi đầu thuận lợi.
Kim Liên
(học viên Cao học ngành XHH, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM)
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...