VĂN HÓA
Nhìn lại nội lực của sân khấu kịch TPHCM
SLO – Ngày 24/6, Ban Lý luận phê bình – Hội Sân khấu TPHCM tổ chức tọa đàm “Sân khấu TPHCM – Nội lực sân khấu kịch nói hiện nay” nhằm nhìn lại các nguồn lực, từ đó tìm giải pháp cho sân khấu kịch đang đối diện với nhiều khó khăn hiện nay.
Thời gian qua, việc có đến 2 thương hiệu lớn của kịch nói TPHCM là Sân khấu Hoàng Thái Thanh và Kịch Hồng Vân tuyên bố không thể duy trì sáng đèn hàng tuần mà chuyển sang diễn “theo mùa”, theo “dự án” đã thực sự gióng lên hồi chuông báo động cho làng kịch TPHCM. Đáng ngạc nhiên hơn khi điều này lại xảy đến ngay sau một kỳ hội diễn rầm rộ tại TPHCM.
Tại tọa đàm, các đại biểu đều thống nhất rằng, sân khấu kịch TPHCM có nguồn nhân lực rất dồi dào, nhất là lực lượng biểu diễn đông đảo, trẻ trung và đa năng. Sân khấu gặp khủng hoảng, lực lượng này có thể phân tán khắp nơi nhưng khi có điều kiện hoàn toàn có thể quy tụ lại. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo được “điều kiện” đó là vấn đề mà người làm sân khấu TPHCM phải suy nghĩ và trả lời.
NSND Trần Minh Ngọc khẳng định, nguồn lực diễn viên trẻ hiện nay rất chất lượng, không chỉ biết diễn xuất tâm lý mà còn được trang bị rất nhiều kỹ năng phụ trợ (ca hát, nhảy múa, biểu diễn hình thể…). Và vấn đề của sân khấu hiện nay là chưa chinh phục được khán giả. “Điển hình như ở góc độ sáng tác, các tác giả hiện nay dường như vẫn đi tìm sự an toàn mà an toàn thì không ăn khách. Rất cần những tác giả đủ dũng cảm vượt qua mốc an toàn để mang đến những kịch bản mang tính thời đại, đối thoại được với công chúng hiện nay” – NSND Trần Minh Ngọc nhận định.
Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM Tôn Thất Cần cho rằng, nhiều sân khấu xã hội hóa sau này do các nghệ sĩ nổi tiếng đứng ra quản lý nhưng nghệ sĩ nổi tiếng chưa chắc đã quản trị sân khấu giỏi. Và thực tế, có những sân khấu từng thành công, tạo dựng được phong cách được khán giả yêu thích như sân khấu Hồng Vân với dòng kịch văn học và Kịch 5B với những tác phẩm mang dấu ấn thể nghiệm. Nhưng rồi cũng chính các sân khấu này chạy theo thị trường và tự đánh mất mình, làm suy giảm “nội lực” của chính bản thân.
Theo đạo diễn – diễn viên trẻ Quốc Thịnh, lực lượng tác động trực tiếp đến cảm xúc, sự yêu thích của khán giả chính là lực lượng diễn viên mà diễn viên hôm nay thì “chưa hay như những cô chú, anh chị đi trước”. Tình hình khó khăn của sân khấu kịch hiện nay cũng đơn giản là “làm chưa hay” và chỉ cần “làm hay” thì khán giả tự động trở lại. Cái này buộc mỗi người làm nghề phải tự vấn và tự tìm hướng đi cho mình.
Đạo diễn trẻ Hoàng Tấn gợi ý sự liên kết giữa các đạo diễn để tập hợp nguồn lực cũng như có được tác phẩm mang góc nhìn đa chiều, hấp dẫn hơn để thu hút khán giả.
Nhắc lại lời NSƯT Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TPHCM rằng: “Nhà nước có thể hỗ trợ nhiều thứ nhưng Nhà nước không thể đem khán giả đến cho sân khấu”, NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM, cho rằng chính người làm sân khấu phải tự nhìn lại mình trước. “Diễn viên hiện nay đâu chịu tập vở, chạy âm thanh ánh sáng cũng không có thời gian. Tự thân mình nhiều lắm chứ. Lúc sân khấu phát triển tốt, bán vé được đâu ai nói gì, sao lúc khó khăn lại trách Nhà nước?…” – NSND Trần Ngọc Giàu nói.
NSƯT Ca Lê Hồng cho rằng nội lực biểu diễn của sân khấu kịch TP vẫn còn đó và điều cần nhất hiện nay là những người kinh doanh giỏi làm sân khấu. Các sân khấu thế giới đều phải tự thân vận động, tìm mô hình phù hợp thích ứng với sự biến đổi của xã hội và cả công nghệ để tồn tại và thúc đẩy sự phát triển thì các sân khấu xã hội hóa của ta hiện nay cũng phải vậy. “Xưa đã có mô hình sân khấu 5B ra đời cổ vũ những tác phẩm thể nghiệm tìm tòi cái mới cho sân khấu, nay mô hình xã hội hóa đó phải thay đổi. Các sân khấu phải là một doanh nghiệp kinh doanh nghệ thuật hoạt động theo cơ chế thị trường và cần hỗ trợ chăng chính là Luật Sân khấu làm cơ sở cho đầu tư phát triển sân khấu” – NSƯT Ca Lê Hồng phát biểu.
Minh Khang – Nguồn: thanhuytphcm.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...