LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
Những điều chú ý khi sử dụng lao động cao tuổi trong doanh nghiệp
SLO – Người lao động cao tuổi trong trường hợp sức khỏe còn đảm bảo thì vẫn có thể ký kết hợp đồng lao động tiếp tục với người sử dụng lao động. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng NLĐ cao tuổi

Ảnh: internet
Hợp đồng lao động của NLĐ cao tuổi
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động xác định thời hạn như sau:
Khi hợp đồng lao động nêu trên hết hạn mà hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động cao tuổi như sau:
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Ngoài ra, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Như vậy, khi người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động lao động ký kết hợp đồng có thể ký nhiều lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Thời gian làm việc của lao động cao tuổi
Thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 149 Bô luật lao động 2019:
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần (khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019)
Chế độ lương của lao động cao tuổi
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định chế độ lương của người lao động cao tuổi như sau:
Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như quy định nêu trên, người lao động cao tuổi được hưởng chế độ lương hưu vẫn có thể ký hợp đồng lao động. Ngoài hưởng các khoản tiền lương và quyền lợi theo hợp đồng lao động. NLĐ cao tuổi vẫn có thể được hưởng chế độ hưu trí
NLĐ cao tuổi với các công việc nặng nhọc độc hại
Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại khoản 1 Điều 64 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
– Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
– Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;
– Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
– Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;
– Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng NLĐ cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
– Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng NLĐ cao tuổi;
– Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi kể trên.
Ngọc Nhi – Nguồn: thuvienphapluat.vn
SLO - Độ tuổi lao động luôn là vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia vì liên quan đến...
SLO - Khác với mọi năm, năm nay nhiều công nhân tại TP.HCM đang tìm cách trả phòng trọ để...
SLO - Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm hoặc chưa có nhiều cải thiện sẽ phần...
SLO - Làn sóng sa thải lao động lớn tuổi hiện nay vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN)...
SLO - Sau khi cơn sốt đi qua, nhiều tiệm bánh đồng xu phomai bắt đầu rơi vào cảnh ế...
SLO - Trước tâm lý xem văn phòng như một khuôn khổ, phải đúng tiêu chuẩn về trang phục, giờ...
SLO - Ngày 22.11, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về lịch nghỉ tết Nguyên...
SLO - Olivia Lipkin, 25 tuổi, người viết nội dung tại một startup ở San Francisco, không nghĩ nhiều khi...
SLO - Thời gian gần đây, Hà Nội đang trải qua nhiều đợt nắng nóng với nhiệt độ ngoài trời...
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Đây là bài diễn văn của cụ Phan Châu Trinh năm 1925 tại Sài Gòn, sau khi Pháp thấy...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...