ĐỜI SỐNG XÃ HỘI SỐ

NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ

Những ghi chép về đời sống công nhân: Bến Cát tháng tư (Phần 4)

Tháng Tám 12, 2022 8:38 sáng
Chia sẻ
Share

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng không thể lường hết những khó khăn mà công nhân ngày nay đang gặp phải. Nếu như trước kia người công nhân Việt Nam còn có “hậu phương” là mảnh vườn, miếng đất… phòng kế mưu sinh thì người công nhân ngày nay đa phần phải rời xa quê hương đến tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong sự bơ vơ, thiếu thốn… và hành trang của họ chỉ là cuộc sống tạm bợ của lớp nghèo thành thị. Tiếp nối câu chuyện về đời sống công nhân, Đời sống xã hội xin chân thành cảm ơn tác giả Bích Ngọc đã chia sẻ tư liệu nhật ký điền dã về đời sống công nhân tại Bình Dương, nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu các loại hình và cách thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Bình Dương do ThS. Nguyễn Đức Lộc làm chủ nhiệm đề tài. Đây là những trang nhật ký được tác giả ghi lại vào tháng 04/2012, chúng tôi xin lần lượt đăng các bài của tác giả tạm lấy tên là: “Những ghi chép về đời sống công nhân: Bến Cát tháng tư”.

nguoi lao dong

Nguồn: Internet

NGÀY 14/4/2012

Trưa nay đến lượt tôi làm bếp. Món cá kho măng và canh chua chay của tôi được khen ngon nhưng sai menu. Út nói đùa rằng hôm nay tôi ‘dìm hàng’ mọi người món canh chay. Mặc dù hơi áy náy nhưng không sao, ngon là được rồi! Sang ngồi ăn cắm cúi không nói gì, tiếng chem chép phát ra từ miệng nó khiến tôi và Út cười đau bụng.

Lúc sáng nó đi phỏng vấn đại diện doanh nghiệp Pomi nhưng chẳng được gì, nghe kể chỉ gặp được cô nào đó làm phòng nhân sự thôi. Lại thêm một buổi sáng với những cuộc phỏng vấn “thăm dò”….. Ăn cơm xong hai đứa tôi tranh thủ cắt những mẫu giấy màu sẵn để dùng cho thảo luận nhóm ngày mai. Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp này nên hỏi Sang miết, thấy nó khá tự tin, tôi cũng yên tâm phần nào.

Chiều nay chú Xuân dẫn hai đứa tôi qua khu phố 4 ở Mỹ Phước. Rẽ vào con đường N4, tấp nập nhà trọ, chợ búa,…chúng tôi vào nhà bác ba Nhựt. Nhà bác bán tạp hóa nên chốc chốc lại có người ra kẻ vào. Bác ba khoảng 70 tuổi, người thấp, đầu đã bạc trắng, nụ cười lúc nào cũng nở trên môi. Nghe chú Xuân nói, chú mới tiếp quản công việc và chức vụ của bác Ba hồi năm rồi, bây giờ bác Ba về hưu rồi nhưng vẫn còn rất năng nổ. Bác ba dẫn chúng tôi qua nhà trọ Quỳnh An gặp anh Hoàng, anh làm bí thư đoàn ở công ty Nutifood kiêm chủ nhiệm câu lạc bộ nhà trọ. Nhà trọ Quỳnh An bao gồm hai dãy trọ với ba lầu, người ra vào tấp nập. Chúng tôi đến phòng anh Hoàng, lúc này gia đình anh đang dùng cơm, tôi để Sang vào nói chuyện. Tôi cứ tưởng bác Ba sẽ giới thiệu tôi với công nhân khác trong khu trọ, nhưng hai người kéo tôi về nhà bác.

Qua trò chuyện, bác Ba cho tôi biết: ‘Riêng ở khu phố 4 này là có 473 nhân khẩu, 7 câu lạc bộ nhà trọ với 473 thành viên, có 500-600 nhà trọ, 17000 công nhân, chỉ tính riêng khu công nghiệp Mỹ Phước này thôi nhe”. Tôi hỏi thêm về doanh nghiệp, bác Ba cũng cho biết thêm: “Ở thị trấn Mỹ Phước này có 257 doanh nghiệp nước ngoài và 18 doanh nghiệp Việt Nam, riêng khu phố 4 có 81 doanh nghiệp rồi”.
Tôi ngạc nhiên khi nghe bác nói ở đây có doanh nghiệp trong nước, vì bên ban quản lý khu công nghiệp cho biết là không có doanh nghiệp trong nước trên địa bàn. Bác Ba nói nếu cần thì bác giới thiệu qua chú Võ – chủ tịch công đoàn. Vừa nói dứt lời, bác Ba bấm điện thoại ngay, thái độ nhiệt tình của bác Ba làm tôi khá ngạc nhiên. Thế là tôi có cuộc hẹn với chú Võ vào sáng thứ hai. Tôi ghé quán cà phê bên cạnh nhà bác Ba tìm Sang và anh Hoàng.

Trên chiếc ghế dựa dài được đặt trước màn hình tivi, không khí trò chuyện có vẻ trầm lặng. Qua giọng nói, tôi đoán Hoàng là người Hà Nội, khoảng 28 tuổi, dáng vẻ nhỏ nhắn, “xinh xinh” và rất khéo léo. Anh tỏ ra khó chịu khi tôi hỏi thông tin về anh. Điều thú vị khi nói chuyện với anh là cái cách anh nói về câu lạc bộ nhà trọ: “Anh làm chủ nhiệm mà chả biết câu lạc bộ mình có bao nhiêu người, cũng chẳng có họp hành gì chi hết, cứ đến tết là ra lãnh quà vậy thôi”, anh vừa nói vừa cười giễu với chúng tôi.

Tôi hỏi tiếp về tiêu chí hoạt động của câu lạc bộ cũng như có bao nhiêu câu lạc bộ trên địa bàn, anh nói thêm: “Cũng chả biết tiêu chí hoạt động gì cả, anh cũng không biết có bao nhiêu câu lạc bộ, mà thật ra bảo người ta duy trì hoạt động cũng khó lắm, ban ngày đi làm rồi, tối về chỉ muốn nghỉ ngơi thôi!” Bây giờ cũng đã 6 giờ rưỡi, mọi việc huy động 6 công nhân nữ cho cuộc thảo luận nhóm ngày mai chúng tôi đã bàn bạc với anh.

Hai đứa nhanh chóng di chuyển xuống địa bàn ấp 6 Thới Hòa như đã hẹn. Chiều tối, khu phố 4 tràn ngập không khí đô thị, nhìn ánh đèn nhấp nháy cùng với dòng xe cộ qua lại, tôi tưởng mình như đang ở Sài Gòn. Sang chở tôi chậm chậm, im lặng không nói gì. Tôi chợt nhớ tới buổi trò chuyện với bác Ba mà cảm thấy hối hận khi nói về ban quản lý khu công nghiệp. Tôi nói điều này cho Sang nghe và dặn nó rút kinh nghiệm của tôi. Sang quay lại bảo: “Còn nữa chị, hồi nãy những gì chị hỏi ông Hoàng em hỏi hết rồi, hồi nãy ổng khó chịu khi chị hỏi lại đó”.

Giờ thì tôi mới hiểu vì sao lúc nãy Hoàng “nhăn mặt” với tôi. Ấp 6, nằm sát Mỹ Phước, quẹo vào con đường nhựa cắt ngang quốc lộ 13, chúng tôi đến nhà chú hai Thích, trưởng ban quản lý khu nhà trọ và cũng là chủ trọ của 72 phòng. Tôi bảo Sang có thể phỏng vấn chú với tư cách là chủ nhà trọ nhưng nó hình như không thích mẫu này lắm. Nhà chú nằm ngay góc đường, là một phòng trọ trong dãy trọ. Hình như chú không phải là người ở đây.

Khi chúng tôi tới, cuộc nhậu của chú bị gián đoạn, trong tình trạng ngà ngà say, chú cũng đi liên hệ được một vài công nhân nam cho chúng tôi. Lúc đầu là một người, sau đó đến những ba người, sau đó thêm ba người nữa khiến tôi và Sang xoay sở không kịp, một số bạn phải bỏ về. Hai đứa tôi thay phiên nhau làm quen với các bạn, hầu hết các bạn đều còn rất trẻ, trong độ tuổi từ 18 đến 22 và tất cả đều là dân miền Tây. Tôi hỏi một số thông tin cá nhân của các bạn rồi hẹn các bạn ấy ngày mai 8 giờ đến chỗ này để “chơi trò chơi”. Thế là kết thúc công việc ở ấp 6.

Tối nay tôi sang khu trọ nhà dì Liên phỏng vấn chị Anh mà tôi làm quen hôm trước, cuộc phỏng vấn diễn ra khá nhanh vì đứa con nhỏ của chị quấy khóc, không chịu ai trông ngoài chị, tôi cũng chẳng hỏi thêm nhiều vì chồng chị xông vào quát mắng. Tôi thấy thật ái ngại quá! Về nhà khá muộn, Sang và tôi phải tranh thủ cắt giấy, vẽ hình, phân chia tiền thù lao cho đối tượng và bàn bạc cách thức cũng như phân công nhiệm vụ của từng đứa ngày mai. Sang nói xong ngày mai là khỏe rồi. Nhất định thế, ngày mai sẽ ổn thôi!

 (Còn tiếp)
Bích Ngọc 
Trích nhật ký Bến Cát
changshin 1671 1714475644 1714 4551 3697 1714496071

SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...

kinh doanh cho gioi tre

SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...

xuat khau ld 16729989735061332499022

SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...

nguon anh 1

SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...

screenshot 1725561872392 1

SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...

6893 anhchupmanhinh2024 09 05082751 1

SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...

screenshot 1725559893515

SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...

z5799895367856 370b97b52f8f700abc5f5e17199f5317

SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...

Pirul 1715763820 1

SLO - Năm 2021, 2 chị em Nupur Poharkar và Sharvari Poharkar đã thành lập PIRUL Handicrafts để sản xuất...

bai thi sai gon du tru 321722059182 1

SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....

20231027 XHH Tri Thuc Biasach130x205 01 Copy

SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...

180502 day manh dao tao nghe cho nguoi khuyet tat UECC

SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...

7941 20230107051059 img 8864

SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...

4motgocnhocuathelighthousekhonggiandocdanhchonguoilonanhnamthihouse

SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....

nguoi phu nu trong mua

SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...

vna potal 5 doan cong tac cua bhxh viet nam kiem tra don doc va thao go kho khan vuong mac trong trien khai goi ho tro tu quy bao hiem that nghi stand 1

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

244769967 617531236076238 7411439632355575596 n 5888

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

myphong 15488235502671856245315

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

nguoi lao dong

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...