NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ
Những ghi chép về đời sống công nhân: Bến cát tháng tư (phần cuối)
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng không thể lường hết những khó khăn mà công nhân ngày nay đang gặp phải. Nếu như trước kia người công nhân Việt Nam còn có “hậu phương” là mảnh vườn, miếng đất… phòng kế mưu sinh thì người công nhân ngày nay đa phần phải rời xa quê hương đến tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong sự bơ vơ, thiếu thốn… và hành trang của họ chỉ là cuộc sống tạm bợ của lớp nghèo thành thị. Tiếp nối câu chuyện về đời sống công nhân, Đời sống Xã hội xin chân thành cảm ơn tác giả Bích Ngọc đã chia sẻ tư liệu nhật ký điền dã về đời sống công nhân tại Bình Dương, nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu các loại hình và cách thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tập thể tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Bình Dương do ThS. Nguyễn Đức Lộc làm chủ nhiệm đề tài. Đây là những trang nhật ký được tác giả ghi lại vào tháng 04/2012, chúng tôi xin lần lượt đăng các bài của tác giả tạm lấy tên là: “Những ghi chép về đời sống công nhân: Bến Cát tháng tư”.
NGÀY 17/4/2012
Theo kế hoạch, hôm nay đã là ngày cuối cùng tại địa bàn rồi. Tôi không ngờ thời gian lại trôi qua nhanh đến thế. Mới ngày nào vác balô đi lên đây với tâm trạng thấp thỏm, không ngờ tôi cũng giải quyết được một mớ công việc. Tuy vậy tôi chưa hài lòng chất lượng công việc của mình. Thời gian thật gấp rút cho chất lượng của những cuộc phỏng vấn sâu. Tôi rất buồn vì những cuộc phỏng vấn sâu của tôi chưa đến một tiếng đồng hồ.
Tôi nhất định phải quay lại đây để điền dã thêm. Sáng nay hai đứa tôi ở nhà viết nhật kí và kiểm điểm lại những việc đã làm và chưa làm được. Cả hai thống nhất sẽ quay trở lại để thực hiện một bộ phim tư liệu về đời sống công nhân và thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu chất lượng hơn. 2 giờ chiều, Sang có cuộc hẹn với chú tám Xuân để phỏng vấn, còn tôi thì đến văn phòng thương binh lao động xã hội huyện để gặp chú Công – Trưởng phòng. Văn phòng nằm khuất sau Ủy ban huyện Bến Cát, khi tôi đến đây thì đã có rất nhiều xe dựng trước cửa.
Ở tầng trệt, nhiều người chen chúc nhau ở phòng giải quyết thất nghiệp và bảo hiểm y tế, phần lớn là những người trẻ tuổi. Tôi gặp chú Công ở lầu 1 khi chú định khóa cửa phòng đi. Phòng của chú khá rộng, trang bị đầy đủ tiện nghi. Tôi được mời ngồi trên bộ bàn ghế cẩn gỗ rất đẹp. Chú hỏi tôi phải do chú Vắt giới thiệu qua không và khá vui vẻ khi tôi xác nhận điều đó. Chú Công sinh năm 1965, là người địa phương, trông còn khá trẻ so với tuổi, công tác ở đây với chức vụ trưởng phòng từ năm 2008.
Nói về chính sách bảo trợ dành cho công nhân, chú cho biết: “Khoảng 50% doanh nghiệp ở đây làm rất tốt như doanh nghiệp châu Âu họ làm rất là tốt, nhưng cũng có doanh nghiệp nợ bảo hiểm, khi khám bệnh thì người ta không khám được, phòng phải xuất 1 tỷ ra để hỗ trợ”. Có vấn đề nổi cộm trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của công nhân mà chú rất bức xúc: “Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp hiện nay rất phức tạp, tôi cũng đã kiến nghị lên xét sửa luật bảo hiểm xã hội, bởi vì làm vậy chẳng qua một mặt có tích cực cho việc thất nghiệp thật thì nó rất hay. Nhưng mà nó không thật, vì trong luật thì từ 12 tháng đến 36 tháng nghỉ thì được nhận bảo hiểm. Nên người lao động rất thích cái này, họ làm tới 12 tháng là họ nghỉ thôi chứ không tới 36 tháng. Mỗi buổi sáng nội thất nghiệp thôi văn phòng này phải tiếp cận trên 100 lượt người”, nhưng thực chất họ chỉ xin nghỉ để kiếm việc khác, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì họ phải mất thời gian đào tạo người mới.
Chú cũng cho rằng thủ tục giải quyết bảo hiểm cho công nhân khá rườm rà nhưng không đưa ra ý liến giải quyết vấn đề đó như thế nào. Sự giám sát thực hiện chế tài đối với doanh nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ và còn mang tính chọn lựa, tôi nghĩ đây là một trong những lí do đưa đến tâm lý đối phó của doanh nghiệp như chú Vắt đã nói. Khoảng 3 giờ rưỡi chiều tôi quay lại văn phòng khu phố 4 rước Sang.
Nó tỏ ra không hài lòng về cuộc phỏng vấn. Trên đường về, Sang kể tôi nghe về kinh nghiệm khi phỏng vấn của nó, không phải kinh nghiệm về kĩ thuật chuyên môn mà là kinh nghiệm về cách ứng xử. Thì ra nó quên mời chú Tám uống nước trong khi chú ngồi than khát nước, đến nỗi chú Tám phải mời nước ngược lại nó. “Không sao đôi khi mình cũng lơ đãng mà!” – tôi an ủi nó.
Thế là công việc cũng đã hoàn tất, chiều hôm nay hai đứa tôi rủ nhau tham quan nơi Út làm việc, chào tạm biệt dì Lâm và mọi người. Ngày mai chúng tôi về lại Thành phố, rồi cũng sẽ sớm quay lại thôi, không cam tâm vì chưa khai thác được hết thông tin mà.
P/S: Không biết Thầy có bắt đi làm lại nữa hay không nữa…kaka….tạm biệt Bến Cát!
Bích Ngọc
Trích nhật ký Bến Cát
Đọc bài viết gốc tại: Bến Cát tháng tư (Phần cuối)
Đọc phần trước tại: Những ghi chép về đời sống công nhân: Bến Cát tháng tư (Phần 6)
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...