ĐỜI SỐNG XÃ HỘI SỐ

DÂN SINH

Nỗi lòng người mẹ

Tháng Mười Một 14, 2022 9:14 sáng
Chia sẻ
Share

SLO – Đời sống Xã hội xin chân thành cảm ơn các tác giả trong “Còn da lông mọc – còn chồi nảy cây…” đã cho phép chúng tôi chia sẻ những câu chuyện về thân phận và nghị lực sống của nữ lao động di cư tự thân trong dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho lao động là nữ giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương. Dự án được Tổ chức Oxfam tài trợ, Viên Nghiên cứu Đời sống xã hội (SocialLife) triển khai cùng sự phối hợp với LĐLĐ tỉnh Bình Dương, Mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận Miền Nam (SNPOs) từ ngày 15/12/2021-31/01/2022. 

img 9099 mdyl

Ảnh: internet

“Tôi thấy tương lai mù mịt, không biết rồi sẽ ra sao nhưng mà tôi cứ nằm gục đó thì con tôi, mẹ tôi sẽ phải làm sao, không ai lo hết”.

— Chị Hương, 50 tuổi —

Sinh ra ở An Giang, 5 tuổi lên cơn sốt bại liệt, từ đó chị không đi lại được. Chị chỉ di chuyển bằng hai tay, bò lết trong nhà ra tới ngoài sân. Lớn lên một chút, chị cũng chỉ quanh quẩn trong nhà ngoài ngõ. Chị luôn nghĩ sẽ sống với cha mẹ đến hết đời. Nhưng duyên số đẩy đưa. Chị gặp anh và kết hôn. Chị sinh cho anh đứa con trai, chị hạnh phúc khi có gia đình riêng, được làm vợ và làm mẹ: “tôi nghĩ một người khuyết tật như tôi có được một đứa con là may mắn lắm rồi”.

Gia đình chị bình yên với cuộc sống dù không giàu có nhưng cũng đủ sống qua ngày. Sau 14 năm, hạnh phúc được làm mẹ của chị lại đến. Chị sinh con trai thứ hai, nhưng niềm vui luôn đi kèm với những nỗi lo. Con thứ hai ra đời cũng kèm theo những khó khăn về tài chính: “một mình chồng đi làm không đủ nuôi gia đình với bốn miệng ăn nên khi con được 2 tuổi, vào năm 2013, tôi gửi cho mẹ tôi, hai vợ chồng cùng con lớn lúc đó 16 tuổi, đã nghỉ học đi đến Bình Dương kiếm sống”.

Chồng và con chị đi làm tại một công ty, chị đi rửa chén thuê cho quán ăn. Con chị chưa đủ tuổi lao động nên lương thấp, chị rửa chén thuê cũng chỉ được vài đồng. Tất cả dựa chủ yếu vào lương của chồng chị. Cả ba người cùng đi làm, cuộc sống cũng suôn sẻ, ổn định, có tiền gửi về cho con thơ và mẹ già ở quê. Chị hy vọng cuộc sống cứ tiếp diễn như thế, chị sẽ có điều kiện đón con và mẹ cùng lên Bình Dương để gia đình được sum họp, con được đi học.

Chới với giữa dòng đời

Xa quê, cái mong ước được cả gia đình đoàn tụ ăn Tết như nhen nhúm cho gia đình chị một động lực sống vui. Mọi người chuẩn bị về quê ăn tết, đoàn tụ gia đình thì đau thương, chia lìa lại kéo đến với chị. Chồng chị bị đột quỵ, qua đời đúng vào ngày 24 Tết âm lịch. Chị nói: “lúc đó tôi đau đớn, hụt hẫng, chới với đưa chồng về quê mai táng”.  Chồng mất, chị mất đi điểm tựa vững chắc, “tôi thấy tương lai mù mịt, không biết rồi sẽ ra sao nhưng mà tôi cứ nằm gục đó thì con tôi, mẹ tôi sẽ phải làm sao, không ai lo hết”. Sau tết, chị và con lớn nén lại nỗi đau vợ mất chồng, con mất cha để tiếp tục quay lại Bình Dương mưu sinh. Đứa con nhỏ và mẹ già vẫn ở quê đợi chị.

Lần này hai mẹ con chị rời quê hương với bao nỗi niềm chất chứa, không dám mang hy vọng như lần đầu. Chị chỉ mong có được công việc để nuôi bản thân, chờ cho con lớn đủ tuổi lao động, có chút lương cao hơn, để hai mẹ con đắp đổi qua ngày và hàng tháng có được ít tiền gửi về cho hai bà cháu còn dưới quê.

Chị lại tiếp tục đi rửa chén thuê. Ngoài công việc này chị không thể làm gì khác để có tiền. Công việc này phù hợp với chị vì không cần phải di chuyển mà chỉ cần ngồi một chỗ. Nhưng rồi căn bệnh cao huyết áp, máu mỡ, đau khớp cứ liên tục hành hạ chị khi tay chị phải liên tục ngâm trong nước nhiều giờ. Tiền làm công không đủ để chị chi tiền thuốc uống. Rồi mọi người thương, hàng xóm cùng dãy trọ giới thiệu công việc cắt chỉ quần áo nhận lương theo sản phẩm. Việc này không có hợp đồng lao động cũng không có bảo hiểm, lương thấp nhưng nhẹ nhàng, chỉ cần ngồi một chỗ, cũng phù hợp với sức khỏe của chị. Cắt chỉ thừa ở một cái áo được 400 đồng, cái quần được 200 đồng, mỗi tháng chị cũng kiếm được khoảng 2,5 triệu. Con trai của chị làm được khoảng 6 triệu. Mỗi tháng chị trả 900 ngàn tiền phòng, thêm tiền điện nước nữa là hơn 1,2 triệu, gửi về quê 3 triệu để nuôi mẹ và con nhỏ, tiền ăn uống của hai mẹ con, tiền thuốc của chị coi như cũng đủ trang trải cuộc sống qua ngày.

Khi Bình Dương thực hiện lệnh giãn cách, chị không có việc làm phải nghỉ ở nhà, công ty của con chị có nhiều người nhiễm bệnh nên cũng đóng cửa. Hai mẹ con không lương, sống cầm cự trong 4 tháng. Không có tiền trả tiền trọ, nhưng từ lúc rời quê lên Bình Dương chị đã sống ở nhà trọ này được 7 năm chưa bao giờ chuyển đi nơi khác nên chủ nhà cũng thương tình, cho khất tiền trọ để chị trả sau.

Chị may mắn vì còn có vợ chồng em trai ruột cũng lên Bình Dương sinh sống, hai chị em ở cùng dãy trọ. Thời gian khó khăn, em trai cũng hỗ trợ thêm đồ ăn cho hai mẹ con. Chủ nhà trọ thương giúp chị đăng ký với tổ trưởng khu phố để chị được nhận 800 ngàn tiền hỗ trợ của nhà nước cùng hai đợt nhận gạo. Các nhà hảo tâm cho chị thực phẩm nên “hai mẹ con có gì ăn nấy, sống được qua ngày, tôi chỉ lo lắng cho mẹ và con nhỏ sống ở dưới quê vì tôi không có tiền để gửi về, nếu có chuyện gì xảy ra tôi cũng không về quê được vì đang phải giãn cách. Lúc đó tôi chỉ cầu mong bà con lối xóm thương tình giúp đỡ hai bà cháu không bị thiếu ăn”.

Đau đớn và bất lực

Nỗi lo trở thành nỗi đau vô tận khi chị nhận hung tin mẹ qua đời: “tôi thấy rối bời như ngồi trên lửa, cảm giác bất lực như bóp nghẹt lồng ngực”. Lúc này cả hai chị em chị không thể về quê vì lệnh ai ở đâu, ở yên đó, “tôi chỉ biết vừa khóc vừa gọi điện thoại cho người thân, bà con lối xóm nhờ họ chôn cất cho mẹ và cưu mang con tôi, tôi hẹn với mọi người khi hết giãn cách sẽ về. Tôi vừa thương cho mẹ vừa tự trách bản thân, cả đời mẹ vất vả, chăm lo cho tôi, cho con của tôi, đến lúc qua đời tôi lại chỉ có thể ở nơi xa khóc mẹ mà thôi, mẹ tôi bệnh tôi cũng chưa chăm sóc được ngày nào, cũng không được nhìn mẹ lần cuối. Tôi vẫn biết người già sẽ phải ra đi nhưng ra đi trong hoàn cảnh như vậy thì vô cùng đau xót”.

Đến khi hết giãn cách lời hứa về quê của chị vẫn không thực hiện được. Chị hỏi thăm giá xe từ Bình Dương về An Giang là 500 ngàn đồng. Với chị lúc này số tiền đó là rất lớn. Mấy tháng nghỉ làm, hai mẹ con không có đồng nào, hiện còn sống tạm bợ qua ngày. Người thân quen thì cũng giống như chị, ai cũng khó khăn không có tiền để cho chị mượn. Về quê đâu chỉ có tiền vé mà còn rất nhiều thứ phải chi xài. Chị đi lại cũng bất tiện nên suy trước tính sau chị lại nuốt nước mắt đành ở lại Bình Dương. Chị mong đợi chỗ làm của chị và công ty nơi con trai làm hoạt động lại, hai mẹ con cố gắng kiếm được chút tiền đợi đến Tết sẽ về quê.

Không nghĩ đến tương lai

Đứa con nhỏ của chị hiện giờ đang phải gửi nhờ nhà hàng xóm. Chị cố gắng chắt chiu, dành dụm gửi cho con 500 ngàn mỗi tháng, nhờ người hàng xóm nuôi con giúp chị. Họ thương cho hoàn cảnh của chị nên dù chị gửi số tiền rất ít nhưng họ vẫn sẵn lòng giúp chị nuôi thằng bé. Chị tính đến tết về quê, qua tết sẽ đón con lên Bình Dương ở cùng. Chị cũng không biết sẽ phải lo chuyện học hành của con như thế nào, chị cũng đã tính đến phương án cho con nghỉ học.

Chị có nhờ người hỏi thăm thủ tục xin chuyển trường cho con, nhưng nghe nói thủ tục phức tạp, tốn kém, học phí mỗi tháng hết hơn một triệu, rồi tiền thuê xe ôm đưa đón con đi học vì chị không chở con đi được. Mới tính sơ những khoản tiền này chị đã thấy không có lối ra cho việc học của con. Với đồng lương ít ỏi của chị và tiền lương của đứa con lớn, chị tính sẽ không đủ để trang trải cho cuộc sống của ba mẹ con và việc đi học của con nhỏ. Chị nói rằng cứ như bình thường, đứa con lớn sẽ dậy sớm nấu nướng, ăn xong con chở chị đến chỗ làm, buổi trưa hai mẹ con ăn ở chỗ làm, khi nào con tan làm đến chở mẹ về. Nếu bây giờ có thêm đứa nhỏ lên ở cùng, chị không còn cách nào khác ngoài việc đưa con đến chỗ làm, để con phụ mẹ mấy việc lặt vặt và để chị vừa làm vừa trông con.

Bây giờ, chị không nghĩ đến tương lai phải sống ở đâu nữa. Sống ở Bình Dương hay về lại An Giang cũng tùy vào con. Con trai lớn ở đâu, chị và con trai nhỏ sẽ ở đó. Với chị, con chị lớn rồi, dù đã 24 tuổi nhưng còn khờ dại, chỉ biết đi làm, chăm sóc mẹ, tiền lương mỗi tháng được nhận qua tài khoản ngân hàng, mà con cũng không biết rút tiền làm sao. Mọi việc đều phải nhờ em trai của chị đi rút tiền giùm. Mong ước của chị “chỉ mong còn sức khỏe, đừng nằm liệt giường, đi làm kiếm thêm chút tiền để sống và làm chỗ dựa cho các con”.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội (SocialLife)

 

changshin 1671 1714475644 1714 4551 3697 1714496071

SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...

kinh doanh cho gioi tre

SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...

xuat khau ld 16729989735061332499022

SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...

nguon anh 1

SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...

nghe si viet chung tay ho 741725897990

SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...

z5808633933291 e334b618793d8afc34fb7e0f7a35a689 1

SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...

screenshot 1725561872392 1

SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...

6893 anhchupmanhinh2024 09 05082751 1

SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...

screenshot 1725559893515

SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...

bai thi sai gon du tru 321722059182 1

SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....

20231027 XHH Tri Thuc Biasach130x205 01 Copy

SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...

180502 day manh dao tao nghe cho nguoi khuyet tat UECC

SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...

7941 20230107051059 img 8864

SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...

4motgocnhocuathelighthousekhonggiandocdanhchonguoilonanhnamthihouse

SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....

nguoi phu nu trong mua

SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...

vna potal 5 doan cong tac cua bhxh viet nam kiem tra don doc va thao go kho khan vuong mac trong trien khai goi ho tro tu quy bao hiem that nghi stand 1

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

244769967 617531236076238 7411439632355575596 n 5888

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

myphong 15488235502671856245315

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

nguoi lao dong

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...