KINH TẾ
Nông nghiệp tuần hoàn: Nuôi giun quế nhờ … phân heo
SLO – Không chỉ thu về lợi nhuận cả tỉ đồng mỗi năm, mô hình tận dụng phân heo để nuôi giun quế của thanh niên 9X còn giúp các trang trại chăn nuôi heo giải quyết bài toán nan giải về ô nhiễm môi trường.
Nhiệt độ ngoài trời vượt 40 độ C, anh Dương Văn Tú (25 tuổi, chủ trang trại nuôi giun (trùn) quế ở xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An) vội vào trang trại kiểm tra nhiệt độ, rồi mở hệ thống phun sương để giảm nhiệt độ. “Nghệ An thời tiết khắc nhiệt quá nên luôn phải theo dõi liên tục, nếu không giun rất dễ chết” – anh Tú nói.
Học hết lớp 11, Tú đi học nghề rồi mưu sinh bằng nghề lắp đặt điện. Năm 2019, nam thanh niên này rời quê ở Bắc Giang vào Nghệ An lập nghiệp. Khi đi lắp đặt thiết bị cho một trang trại chăn nuôi heo ở xã Thanh Lâm, Tú thấy trên địa bàn có rất nhiều trang trại chăn nuôi quy mô, lượng chất thải từ vật nuôi khá lớn song chưa có trại nào xử lý triệt để nguồn phân theo hướng mang lại lợi ích kinh tế nên nảy sinh ý tưởng kinh doanh từ loại chất thải này.
“Vì lúc đó mình đã biết qua một số mô hình nuôi giun quế nên thấy lượng phân heo nhiều như thế này rất hợp để triển khai mô hình” – Tú kể lại. Anh cho hay, sau khi học hỏi các kỹ thuật chăn nuôi giun quế, anh quay trở lại đề xuất ý tưởng tận dụng phân heo trong trang trại để nuôi giun với chủ trang trại. Chỉ mất một thời gian ngắn, ý tưởng của Tú được chủ trang trại gật đầu đồng ý với mong muốn giải quyết được vấn đề môi trường.
Với quy mô trên 2.000 con heo, mỗi năm trang trại này thải ra hàng trăm tấn phân heo. Chất thải được trang trại xử lý bằng bể lọc, hầm biogas, thông qua một hồ điều hòa. Tốn kém, song mùi hôi thối vẫn khó được xử lý triệt để. Bởi thế, việc dùng phân heo để cho giun ăn, vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa tăng thu nhập khiến chủ trang trại chăn nuôi heo nhiệt tình ủng hộ.
Sau khi có kế hoạch chi tiết từ Tú, phía trại heo cung cấp nguồn chất thải, đất, chuồng trại… còn anh Tú bỏ công, kỹ thuật, lợi nhuận chia đều. Trên diện tích 2.000m2, trang trại đã đầu tư xây dựng bể lắng, dãy chuồng nuôi giun… Toàn bộ phân heo hàng ngày được thu gom lại một bể lắng. Từ đây, phân heo trải qua công đoạn ngâm ủ, xử lý axit, vi khuẩn gây hại trước khi được bơm trực tiếp cho giun ăn.
“Việc chăm sóc giun cũng không quá phức tạp, cả trang trại của mình chỉ có 2 người làm. Chỉ cần hệ thống chuồng trại đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập… thì giun rất hiếm khi chết, khoảng 2 tháng giun được thu hoạch một lần” – anh Tú nói.
Theo Tú, hiện giun quế và phân giun anh sản xuất ra mỗi tháng không đủ để cung ứng cho nhu cầu của người dân trên địa bàn. “Giun quế được rất nhiều người ưa chuộng mua về để làm thức ăn chăn nuôi lợn, gà, cá và chế biến thành dịch… Còn phân giun cũng rất thích hợp để làm phân bón, trồng cây, rau…” – Tú cho hay. Với giá bán 50.000 đồng/kg giun, 3.500 đồng/kg phân, mỗi năm, trang trại của anh mỗi năm thu về hơn 1 tỉ đồng.
Nhận thấy lợi ích từ mô hình kép “vừa tăng thu nhập, vừa xử lý được môi trường”, nhiều trang trại chăn nuôi heo lớn ở Nghệ An và Hà Tĩnh tìm đến anh Tú học kinh nghiệm. Không chỉ nhiệt tình chuyển giao kỹ thuật nuôi giun quế cho nhiều người dân, anh còn sẵn sàng cung cấp con giống cho các hộ nuôi mới. “Hiện nhu cầu về giun quế, phân giun rất lớn, mình cũng không lo người dân nuôi nhiều thì khó bán nên sẵn sàng cung cấp con giống cho ai có nhu cầu” – Tú chia sẻ.
Lãnh đạo UBND xã Thanh Lâm thông tin, kể từ khi mô hình nuôi giun quế của anh Tú được triển khai, mùi hôi thối từ trang trại chăn nuôi heo ở địa bàn xã này đã cơ bản được xử lý.
Theo ông Thái Văn Toàn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lâm, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, hiện nhiều hộ dân trong xã cũng đã học mô hình của anh Tú để nuôi giun quế. “Không chỉ heo, nhiều gia đình nuôi trâu bò, gà cũng đang học để áp dụng theo vòng tròn khép kín. Vừa xử lý phân, vừa cung cấp thức ăn, phân bón phục vụ ngay trong trang trại” – ông Toàn cho biết.
Phan Ngọc – Nguồn: phunuonline.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...