XÃ HỘI
Phụ nữ Nhật Bản bị kìm kẹp giữa những quyết định khó khăn
SLO – Ở Nhật Bản, những bà mẹ đi làm phải chấp nhận công việc lương thấp, và việc bổ nhiệm các nữ lãnh đạo bị phản đối vì cho rằng đi ngược lại giá trị truyền thống.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản cho biết nước này đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện điều kiện làm việc cho phụ nữ, nhưng còn phải làm nhiều hơn nữa, đồng thời cho biết thái độ của xã hội về bình đẳng giới còn kém, SCMP đưa tin.
Nhật Bản xếp hạng 116/146 quốc gia về bình đẳng giới trong báo cáo toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022.
Định kiến giới dai dẳng
Những nỗ lực thúc đẩy quyền phụ nữ trong quản lý và chính phủ cũng bị đình trệ. Chỉ có hai nữ bộ trưởng trong số 20 thành viên nội các của Thủ tướng Fumio Kishida.
Trong chỉ số về vai trò và ảnh hưởng của phụ nữ trong lực lượng lao động do tạp chí The Economist của Anh tổng hợp, Nhật Bản xếp thứ 28 trên 29 quốc gia phát triển được khảo sát suốt 7 năm liên tiếp.
Chỉ số của năm 2022, được công bố vào hôm 8/3, đã đánh giá điều kiện làm việc và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tham gia của nữ giới tại 29/38 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trong đó, Iceland đứng đầu, tiếp theo là Thụy Điển, Phần Lan và Na Uy.
Nhật Bản xếp thứ 28 và Hàn Quốc thứ 29, cả hai đều không thay đổi vị trí trong cuộc khảo sát hàng năm kể từ năm 2016. The Economist lưu ý rằng phụ nữ ở hai quốc gia Đông Á này “vẫn phải lựa chọn giữa gia đình hoặc sự nghiệp”.
Phụ nữ Nhật Bản đặc biệt gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa sự nghiệp và công việc gia đình – vốn luôn được coi là trách nhiệm của nữ giới.
Điều đó khiến nhiều phụ nữ chỉ có thể nhận công việc hợp đồng “tạm thời”, không ổn định và mức lương thấp.
“Hoàn cảnh của phụ nữ ở nước chúng tôi, những người đang cố gắng cân bằng trách nhiệm gia đình và công việc là khá khó khăn, và đã được ghi nhận là một vấn đề”, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Theo bài viết của The New York Times vào năm 2019, Nhật Bản là một trong những quốc gia khó khăn nhất đối với những bà mẹ đi làm.
Để thúc đẩy nền kinh tế đang tụt hậu của Nhật Bản, cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã thúc đẩy nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động.
Vào mùa hè năm 2018, con số kỷ lục được ghi nhận là 70% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 64 đang đi làm, ấn phẩm tài chính Nikkei đưa tin. Nhưng một cuộc thăm dò của Reuters về các công ty Nhật Bản cho thấy phụ nữ nắm giữ chưa đến 10% vai trò quản lý.
Gánh nặng việc nhà
Nhờ các biện pháp của chính phủ, số việc làm cho phụ nữ đã tăng lên. Nhưng thực tế, nhiều người phải chuyển sang làm công việc tạm thời khi họ sinh con, và biện pháp đưa ra chỉ mới giải quyết được một nửa vấn đề.
Ông Hirokazu Matsuno cho biết thêm rằng còn rất nhiều việc cần làm để thay đổi thái độ của xã hội về giới tính.
Người đứng đầu liên đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, Tomoko Yoshino, cho biết nỗ lực bổ nhiệm các nữ lãnh đạo đã gặp phải sự phản đối từ cả nam giới và phụ nữ, những người coi chuyện đó là đi ngược lại các giá trị truyền thống.
Yoshino, người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch của Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản gồm 7 triệu thành viên, còn được gọi là Rengo, cho biết: “Nhận thức rằng vai trò nên được phân chia theo giới tính vẫn còn mạnh mẽ”.
“Ngay cả khi phụ nữ có năng lực, họ vẫn thiếu tự tin. Đàn ông có thể vượt mặt nếu họ có khả năng, thậm chí cả khi không có. Tôi cảm thấy sự chênh lệch rất rõ ràng”, Yoshino nói thêm.
Đàn ông ở Nhật làm ít việc nhà hơn bất kỳ quốc gia giàu có nào khác.
Theo một cuộc khảo sát được đăng trên tờ Sankei Shimbun, 65% phụ nữ cho biết họ ít ưu tiên thời gian cho bản thân để hoàn thành cả hai trách nhiệm công việc – gia đình, con số ở nam giới là 42%.
Phụ nữ đảm nhận 80% việc nấu nướng, so với 8% ở nam giới, tỷ lệ phân chia các công việc gia đình khác cũng tương tự. Công việc duy nhất nam giới làm nhiều hơn phụ nữ là đổ rác, tương ứng 49% so với 43%.
Đinh Phạm – Nguồn: zingnews.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Năm 2021, 2 chị em Nupur Poharkar và Sharvari Poharkar đã thành lập PIRUL Handicrafts để sản xuất...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...