VĂN HÓA
“Sang” như người Sài Gòn
SLO – Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng. Lòng bao dung hào sảng ấy giúp tôi đi suốt những năm tháng thanh xuân, nuôi dưỡng tôi bằng văn hóa “rất Sài Gòn”…
Khi nhắc đến Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ về “hòn ngọc Biển Đông”, một “trung tâm”, một “đô thị” gắn liền cùng sự giàu có… Thế nhưng nếu đã nhìn sâu hơn, ai cũng sẽ thấy thành phố này “giàu hơn thế”.
Đó là cả một không gian văn hóa với sự đan xen các dòng người từ tứ xứ đổ về, hình thành một bức tranh đa sắc về nếp sống, con người. Những câu hỏi đặt ra là: “Điều gì khiến xứ sở này có thể dung hòa một cách vẹn trọn, thân thương những màu sắc văn hóa khác biệt?”. Phải chăng, chính sự ưu ái, dễ chịu của khí hậu hay do vị trí cửa ngõ phía Nam đã làm tư duy của con người cởi mở, khoan dung?
Tôi vẫn hiểu về khoan dung như một đức tính tốt đẹp của con người về sự rộng lòng, biết tha thứ, thông cảm, thấu hiểu. Sài Gòn cũng vậy, người Sài Gòn cũng vậy, họ dành cho người xa xứ những cái ôm và nụ cười thân thiện. Tôi nhớ lắm cái ngày chập chững lên Sài Gòn nhập học, trên vai vác chiếc cặp xanh cỡ lớn, chứa cả gia tài và ước mơ của một cậu học trò nghèo, tay cầm bộ hồ sơ, tôi run run bước qua những tòa nhà lớn trong tiếng xe cộ nhộn nhịp.
Người đầu tiên tôi gặp là chú xe ôm công nghệ. Biết tôi từ tỉnh khác, chú hỏi thăm, an ủi: “Con học ngành gì”, “Con ở đâu ?”, “Con tìm phòng trọ chưa”… Cuộc trò chuyện như thể chú cháu đã quen tự bao giờ. Lúc tôi xuống xe, chú khích lệ: “Ráng chăm học đỡ khổ nha con”. Ấn tượng của tôi về chú, về người Sài Gòn ngày đầu là thế – thân thiện, nhẹ nhàng, bao dung.
Sự thân thiện, bao dung khiến thành phố này là vùng đất cơ hội cho nhiều người. Những đứa trẻ như tôi có cơ hội để học tập, để thể hiện mình và để theo đuổi ước mơ. Ngày mới lên Sài Gòn, để có tiền trang trải cuộc sống sinh viên, tôi nhận dạy gia sư cho một em gái tiểu học, mẹ bé là nhân viên văn phòng ở Quận 3. Thỉnh thoảng mẹ bé cho tôi thêm thức ăn, trái cây. Nhiều lần tôi từ chối nhưng chị nói: “Mấy em sinh viên xa nhà thường ăn uống thiếu thốn, cầm đi đừng ngại!”.
Công việc gia sư giúp tôi có thêm gia đình thứ hai giữa thành phố xa lạ. Sang năm học thứ hai, tôi ứng tuyển vào vị trí Quỹ tình nguyện Lương Văn Can, nhờ bài luận và thành tích học tập, tôi được hỗ trợ 50% học bổng của Quỹ và tham gia lớp IELTS miễn phí. Hiện tại, tôi phụ trách Câu lạc bộ Truyền thông của Trường Đại học, cùng bạn bè tham gia nhiều phong trào, nhận các thành tích khác trong học tập. Sài Gòn đã luôn mở cửa cho bạn cơ hội, dù bạn là ai.
Sài Gòn thật lạ, thật đẹp, thật hào sảng. Không khó để bắt gặp những bình trà đá giữa trưa hè nắng gắt, những phần cơm từ thiện dọc các tuyến đường, đặc biệt ở gần bệnh viện hay khu vực sinh viên trọ.
Gần khu ký túc xá Đại học Sư phạm TPHCM có một quán “cơm chay 8k” mở vào thứ Năm hàng tuần. Tôi cùng đám bạn thường xếp hàng dài để chờ tới lượt. Dù số tiền ít ỏi, nhưng chủ tiệm lúc nào cũng tặng thêm vài bọc cơm cho các bạn sinh viên. Có lẽ điều đáng quý nhất là thái độ, cách mà những con người gửi tặng cho nhau sự sẻ chia thật đẹp. Từng hộp cơm, cốc nước, từng đồng tiền cơm… giống như cơn gió thổi qua trưa hè làm mát lòng con người trên mảnh đất hào hoa này.
Tính cách hào sảng có thể xem như “tấm thiệp công dân” của người Sài Gòn, nó nằm trong trái tim của mỗi người, từ người giàu có cho tới các cô, chú bán hàng rong.
Có lần tôi khi đi mua bún thịt nướng, quên mang ví thế là cô bán bảo: “Khi nào có rồi sang trả cô cũng được”. Tôi thắc mắc: “Cô không sợ, con bỏ đi không trả tiền cho cô sao” thì cô vui vẻ: “Xem như cô cho con”.
Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng.
Các đợt khủng hoảng kinh tế, tài chính khiến hoàn cảnh mỗi người vô cùng khó khăn, nhưng dù thời thế có đổi thay, ngọn lửa sẻ chia vẫn bập bùng. Những tiệm cơm từ thiện vẫn hoạt động, những hộp cơm sẻ chia vẫn đến tay người nghèo khó, những bình trà đá vẫn châm thêm nước hàng ngày, những đoàn từ thiện vẫn hoạt động trong và ngoài thành phố.
Quay về thời gian vài năm trước, khi thành phố bị phong tỏa do đại dịch COVID-19, những đoàn xe viện trợ mang theo tiền bạc, thức ăn, thuốc men, Oxy… thay nhau đến các khu cách ly. Các sự kiện nối đuôi nhau cho thấy cách người thành phố cùng đi qua những nghịch cảnh, thể hiện tinh thần đoàn kết cao. Tính “khoan dung” khiến người Sài Gòn dù đến từ đâu, dân tộc nào, tôn giáo nào, nhưng về với Sài Gòn là về với đại gia đình chung.
Trên các nẻo đường, không khó để gặp các “cảm tử” đời thường, “hiệp sĩ đường phố”, “hiệp sĩ giao thông”. Có lần té xe trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5, do đi nhầm vào ngược chiều, tôi đã được mấy chú xung quanh chở đi bệnh viện. Hồi học năm thứ nhất, tôi hay tham gia các nhóm cắt tóc miễn phí của các Đoàn thanh niên trên đường Ba Tháng Hai, quận 10.
Lòng bao dung hào sảng của người Sài Gòn giúp tôi đi suốt những năm tháng thanh xuân, nuôi dưỡng tôi bằng văn hóa “rất Sài Gòn”…
Theo Thái Hồng Trân (quận 11, TPHCM) – Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/
Tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, chủ đề “Thành phố của tôi” xin gửi về: tòa soạn Báo Phụ nữ TPHCM, 311 Điện Biên Phủ, quận 3, TPHCM; ngoài bì thư ghi rõ “Bài dự thi cuộc thi viết Thành phố của tôi” hoặc gửi qua email: saigon-tphcm@baophunu.org.vn; tiêu đề ghi rõ “Bài dự thi cuộc thi viết Thành phố của tôi”.
Cơ cấu giải thưởng:
– 1 giải Đặc biệt trị giá 70 triệu đồng.
– 1 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng.
– 2 giải Nhì, trị giá 40 triệu đồng/giải.
– 3 giải Ba, trị giá 30 triệu đồng/giải.
– 10 giải Khuyến khích, trị giá 10 triệu đồng/giải.
– 1 giải Bài viết hay nhất về phụ nữ TPHCM trị giá 30 triệu đồng.
– 1 giải Bài viết hay dành cho tác giả là người nước ngoài, kiều bào sinh sống ở nước ngoài, trị giá 30 triệu đồng.
– Giải tháng: 10 triệu đồng/giải.
Ngoài ra, còn có các giải ấn tượng do ban giám khảo bình chọn cho bài viết chân dung phụ nữ, tác giả nữ cao tuổi nhất, tác giả có nhiều bài chất lượng nhất… Đặc biệt, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM sẽ xem xét trao giải cho bài viết hay vào mỗi quý.
Xem thông tin chi tiết về cuộc thi: https://www.phunuonline.com.vn/cong-bo-cuoc-thi-viet-thanh-pho-cua-toi-a1503685.html
SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...