ĐỜI SỐNG XÃ HỘI SỐ

LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM

Thanh niên có nhiều lựa chọn nghề nghiệp – Các nhà máy đau đầu “níu chân” người lao động

Tháng Tám 22, 2023 8:43 sáng
Chia sẻ
Share

SLO – Kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á đang dần kết thúc, buộc các nhà sản xuất đau đầu tìm cách “níu chân” người lao động.

cong nhan san

Ảnh: Internet

Nơi làm việc có quán cà phê, lớp học khiêu vũ và yoga miễn phí trong khi hàng tháng các công nhân được tham gia các buổi team building để ăn uống cũng như tham gia các trò chơi như lái xe go-kart và bowling. Thật bất ngờ khi đây không phải là môi trường làm việc ở Google. Đó là một xưởng may tại Việt Nam.

Châu Á, công xưởng của thế giới từ lâu được biết đến với nguồn lao động giá rẻ, đang phải đối mặt với một vấn đề lớn – những người trẻ tuổi không muốn làm việc trong các nhà máy. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà sản xuất phương Tây vốn dựa vào nguồn lao động giá rẻ ở châu Á để sản xuất những mặt hàng tiêu dùng với giá cả phải chăng.

Theo WSJ, kỷ nguyên lao động giá rẻ tại châu Á đang dần đi đến hồi kết, ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình sản xuất toàn cầu hóa mà các nhà sản xuất đã áp dụng trong suốt ba thập kỷ qua.

Nhờ việc đặt nhà máy sản xuất tại các quốc gia châu Á để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, một lượng lớn hàng hóa đã được sản xuất với mức giá phải chăng cho người tiêu dùng trên toàn thế giới. Thế nhưng, điều này có thể sớm trở thành dĩ vãng.

Ông Paul Norriss, người đồng sáng lập của nhà máy may mặc UnAvailable có trụ sở tại TP. HCM, cho biết: “Không còn nơi nào trên hành tinh này có thể cung cấp cho bạn những gì bạn muốn. Mọi người sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng của mình và các thương hiệu, cũng phải thay đổi thói quen của chính họ”.

Ông Norriss cho hay những công nhân ở độ tuổi 20, lực lượng lao động truyền thống của ngành may mặc, thường xuyên bỏ chương trình đào tạo của công ty. Những người khác thì chỉ làm việc trong một vài năm ít ỏi. Thay vì làm công nhân, người trẻ bây giờ đều muốn “trở thành một nhiếp ảnh gia, một nhà tạo mẫu, một KOL hay đơn giản chỉ là một nhân viên phục vụ tại quán cà phê”.

Giám đốc điều hành của Lovesac, một nhà sản xuất đồ nội thất có trụ sở tại Stamford cho biết, những người trẻ tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam đang hòa nhập với văn hóa toàn cầu thông qua mạng Internet và ít quan tâm đến công việc tại các nhà máy. “Một khi họ nhìn thấy những người nổi tiếng trên mạng, họ không muốn làm công việc tại nhà máy nữa”, vị giám đốc cho hay.

Còn theo nhà sản xuất đồ chơi và trò chơi Hasbro, tình trạng thiếu lao động tại Việt Nam và Trung Quốc đã đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Nhà sản xuất búp bê Barbie Mattel với cơ sở sản xuất lớn ở châu Á cũng đang vật lộn với cơn khủng hoảng tương tự. Cả hai công ty này buộc phải tăng giá của các sản phẩm trong thời gian qua. Nike, công ty sản xuất phần lớn giày ở châu Á, thừa nhận giá thành sản phẩm của hãng đã tăng lên do chi phí lao động cao hơn.

Thay đổi nhân khẩu học đóng vai trò không nhỏ dẫn đến sự biến đổi này. Những người trẻ tuổi ở châu Á đang có ít con hơn và có con ở độ tuổi muộn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc họ chịu ít áp lực hơn trong việc tìm việc làm ổn định ở độ tuổi 20.

Bên cạnh đó, những người lao động trẻ được thừa hưởng nền giáo dục tốt hơn cha mẹ của họ. Chính vì thế, nhiều người không chấp nhận việc làm 8 tiếng/ngày gò bó trong những phân xưởng đông đúc, chật chội.

Lĩnh vực dịch vụ đang bùng nổ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhẹ nhàng hơn cho người trẻ, như nhân viên cửa hàng hay lễ tân khách sạn.

Làn sóng “Trung Quốc +1” cũng khiến các nhà sản xuất đổ xô đi tìm thị trường mới thay thế cho Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, khi lượng lớn nhà sản xuất gia nhập thị trường, nguồn cung lao động giá rẻ theo đó cũng dần cạn kiệt.

Nếu như trước đây các nhà sản xuất chỉ đơn giản là chuyển nhà máy tới các địa điểm ít tốn kém hơn thì giờ đây, ngày càng có nhiều yếu tố khiến họ phải cân nhắc.

Những quốc gia tại châu Phi và Nam Á dù có lực lượng lao động giá rẻ dồi dào nhưng lại không ổn định về chính trị hoặc thiếu cơ sở hạ tầng tốt cũng như lực lượng lao động chưa qua đào tạo đã khiến các nhà sản xuất không yên tâm.

Thay đổi để “níu chân” người lao động

Để đối phó với khủng hoảng thiếu lao động trẻ tuổi, các nhà máy ở châu Á đang cố gắng làm cho mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người trẻ. Các chiến lược từ cơ bản như tăng lương đến “nâng cao” như cải thiện về đồ ăn, cơ sở vật chất hay thậm chí là xây dựng cả trường mẫu giáo cho con cái của công nhân đều được áp dụng.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế của Liên hợp quốc, tiền lương của các công nhân tại nhà máy ở Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ năm 2011, lên mức 320 USD/tháng và gấp 3 lần tốc độ tăng tại Mỹ. Tại Trung Quốc, tiền lương của các công nhân tại nhà máy đã tăng 122% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021.

Đầu năm nay, Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi, tốt nghiệp trung học đã từ bỏ công việc thợ máy tại một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở ngoại thành Hà Nội để chuyển sang làm tài xế xe ôm cho Grab. Mặc dù mức lương theo giờ thấp hơn mức thu nhập anh từng kiếm được ở nhà máy nhưng với Tuấn, sự thay đổi này là xứng đáng bởi hiện anh được làm “ông chủ của chính mình”.

“Những người quản lý tại các nhà máy thường đưa ra các lời nhận xét khó chịu và khiến tôi căng thẳng”, anh Tuấn chia sẻ. Anh cũng khẳng định rằng sẽ chỉ quay lại làm việc tại nhà máy nếu mức lương cũ 400 USD/tháng được tăng gấp đôi.

Cải thiện cơ sở vật chất cũng là ưu tiên hàng đầu của nhiều công ty. Tại Malaysia, các nhà máy về chất bán dẫn và điện tử đã loại bỏ yêu cầu mặc đồng phục, điều mà các công nhân trẻ không yêu thích cũng như thiết kế lại cơ sở vật chất của mình.

Chủ tịch Liên đoàn người sử dụng lao động Malaysia – tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng làm cho các nhà máy của mình hấp dẫn hơn một chút bằng cách mở rộng các vách ngăn, cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên, trồng thêm cây xanh và tạo ra một môi trường kiểu Apple”.

Không thể không thừa nhận rằng bối cảnh thị trường lao động đã khác nhiều so với hai thập kỷ trước, khi việc tìm kiếm công nhân đơn giản chỉ là mở cổng nhà máy và đợi dòng người đến xin việc. Trước thay đổi này, các nhà sản xuất cũng phải thay đổi chính mình, nếu không muốn bị người lao động bỏ rơi.

Mai Lý (Theo WSJ) – Nguồn: vietnamfinance.vn

6 chot 1678796943757650679206

SLO - Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng, tỉ lệ tăng cũng như thời điểm tăng làm sao phải...

hanh hung shipper 17392378027031357163457 243 47 1180 1837 crop 1739284534885616692384 1

SLO - Lao động làm nghề lái xe công nghệ đối mặt với những rủi ro hiện hữu ở bất...

anh 6 pc 1738763117874

SLO - Để hơn 100.000 nhân sự rời khu vực nhà nước thích nghi với môi trường tư, rất cần...

thuong tet

SLO - Vượt qua đỉnh dịch, Thương, quê Thanh Hóa, cứ nghĩ TP HCM là "định mệnh" nhưng sau 4...

thoi tiet tphcm se kha mat 791738473806 1

SLO - Dự báo nửa đầu tháng 2/2025, thời tiết khu vực TPHCM vẫn còn khá mát, chỉ một vài...

5384 2 2hoisinh 1

SLO - Bão Yagi (bão số 3) là vụ thiên tai lớn nhất năm 2024 ở Việt Nam, gây thiệt...

anh1 1

SLO - Sau khi tiktoker Mr. Pips (Phó Đức Nam) bị bắt (ngày 25/10) do hành vi lừa đảo thông...

SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...

z5808633933291 e334b618793d8afc34fb7e0f7a35a689 1

SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...

bz1a4225 1728198222106780833051 1

SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...

bai thi sai gon du tru 321722059182 1

SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....

20231027 XHH Tri Thuc Biasach130x205 01 Copy

SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...

180502 day manh dao tao nghe cho nguoi khuyet tat UECC

SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...

7941 20230107051059 img 8864

SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...

vna potal 5 doan cong tac cua bhxh viet nam kiem tra don doc va thao go kho khan vuong mac trong trien khai goi ho tro tu quy bao hiem that nghi stand 1

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

244769967 617531236076238 7411439632355575596 n 5888

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

myphong 15488235502671856245315

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

nguoi lao dong

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...

SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...