TIN ẢNH
“Tiếng gọi đò”: Một khoảnh khắc của văn hóa
(SLO) Một lát cắt bé mọn, đời thường, ít ai để ý trong tiến trình dài của lịch sử dân tộc, được nhà quay phim – NSND Hữu Tuấn kịp lưu lại, và trình bày như một hiện diện của văn hóa, văn minh, thông qua sách ảnh “Tiếng gọi đò” (Nhà xuất bản Thế giới, Omega+ ấn hành).
Trong buổi ra mắt cuốn sách vừa diễn ra tại Hà Nội, một độc giả lớn tuổi, nhất mực nhờ người nhà dìu đến để gặp bằng được tác giả đã chụp lại tiếng gọi đò. 60 năm trước, bà từng đứng ở một khúc sông của tỉnh Quảng Ninh để gọi “Đò ơi” khản cả cổ, nhưng không có ai thưa.
Người chụp những bức ảnh đó là một nhà quay phim tài ba của điện ảnh Việt Nam. Nhiều năm trước, trong những lần đi tìm bối cảnh cho các bộ phim, ông đã bị hình ảnh những con đò, người gọi đò, sinh hoạt sông nước từ Bắc vào Nam làm cho quyến luyến, và giơ máy lên chụp. Để hôm nay, từ kho ảnh khổng lồ, ông lựa ra để in một cuốn sách đặc biệt. Hữu Tuấn chỉ mong, nếu sau này ông không chụp, hoặc không có ai chụp con đò nữa, con cháu hỏi ngày xưa Việt Nam có đò không, thì có thể tìm đến cuốn sách.
Mãi đến đầu thế kỷ XX, đường bộ mới bắt đầu được xây dựng. Cầu lại càng hiếm. “Qua sông phải đi đò. Đò lớn gọi là phà. Người miền Nam gọi là bắc… Đò đã gắn bó với người Việt từ lâu lắm rồi… Những lúc đợi đò thường không biết làm gì. Đó là lúc hay nghĩ lại quãng đường đã qua. Nghĩ đến những bước đường sắp tới. Qua cầu, tốc độ rất nhanh, quá nhanh, không kịp nghĩ. Những bức ảnh này ghi lại cái thời sống chậm”, tác giả viết.
Có thể khi giơ ống kính lên, Hữu Tuấn không chủ đích gì rõ ràng. Đơn giản là chỉ muốn tỏ bày một quyến luyến, hết sức riêng tư và dịu dàng đối với cảnh sắc và con người Việt Nam bình dị. Nội dung cuốn sách cũng chỉ có ảnh và ảnh, đi kèm dăm ba dòng chú thích, thông tin ngắn gọn. Nhưng bằng một cách nào đó, Tiếng gọi đò đã mang tinh thần sơ khai cho một khảo cứu văn hóa thông qua ngôn ngữ nhiếp ảnh. Bởi lẽ, nó đã “ôm trọn” một khoảnh khắc thuộc về văn hóa Việt Nam trong ba thập niên 1980, 1990, 2000.
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng nói, đây là thời kỳ giáp ranh, chuyển đổi giữa nếp sống và kỹ thuật truyền thống với xã hội hiện đại, có sự xuất hiện của cơ giới hóa, và bến phà, cầu đường mới. Đến những năm 1990, đò chèo tay đã dần vắng bóng, thay vì đò chạy máy, nhưng làng quê, bến nước, con đò vẫn còn nhiều hình ảnh gợi nhớ quá khứ xa xưa của người Việt.
“Bến đò, tiếng gọi đò, người dân đi lại qua sông là phần hiện hữu của văn minh lúa nước Việt Nam trong quá khứ, còn kéo dài đến bây giờ, dù tính chất của con đò và bến đò bây giờ cũng đã rất khác. Ngay cả canh tác nông nghiệp cũng thay đổi hoàn toàn. Làng xã cổ truyền cũng tan vỡ theo nhiều nghĩa. Chính những bức ảnh này làm người ta nhớ nhung, đôi khi lưu luyến một quá khứ không lặp lại – một kỷ niệm của bất kỳ ai từng đi đò, chờ đò và sống trong sự yên bình của làng xã sông nước Việt”, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng nhìn nhận.
Tiếng gọi đò là một di sản âm thanh, một phân mảnh văn hóa trong cái nội hàm rộng lớn của văn hóa. Những tấm ảnh không chỉ ký thác tâm trạng, đôi mắt trữ tình của cá nhân tác giả, mà còn gợi dậy một cảm trạng lớn hơn thuộc về ký ức tập thể. Như khi ông viết lời dẫn, bao người “qua sông, có bao giờ không nghe thấy tiếng hát”. Cho nên tiếng gọi “Đò ơi” mới da diết như thế. Cho nên người gọi đò 60 năm về trước vẫn không ngăn được những giọt nước mắt cảm động trong ngày về của trí nhớ.
Hữu Tuấn đã ghi lại khoảnh khắc vụt hiện lên trong tâm trí của văn hóa Việt Nam. Một khoảnh khắc tiểu tự sự, phân mảnh, không thuộc về đại ngôn lộng lẫy, nhưng lại tràn đầy ánh sáng.
Đậu Dung
Xem bài viết gốc tại: “Tiếng gọi đò”: Một khoảnh khắc của văn hóa (phunuonline.com.vn)
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...