DÂN SINH
Tôi phải sống – Mỗi người là một câu chuyện về nghị lực sống
SLO – Đời sống Xã hội xin chân thành cảm ơn các tác giả trong “Còn da lông mọc – còn chồi nảy cây…” đã cho phép chúng tôi chia sẻ những câu chuyện về thân phận và nghị lực sống của nữ lao động di cư tự thân trong dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho lao động là nữ giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương. Dự án được Tổ chức Oxfam tài trợ, Viên Nghiên cứu Đời sống xã hội (SocialLife) triển khai cùng sự phối hợp với LĐLĐ tỉnh Bình Dương, Mạng lưới các tổ chức phi lợi nhuận Miền Nam (SNPOs) từ ngày 15/12/2021-31/01/2022.
“Tôi thấy mình vất vả cả đời, chưa được sung sướng bao giờ nên đôi khi muốn buông xuôi hết, đi theo chồng cho hết khổ nhưng…”
Vốn là dân Sài Gòn, vì biến thiên của lịch sử mà gia đình chị đã đi kinh tế trên vùng đất Tây Nguyên. Cuộc sống vất vả chồng chất lo toan, mọi người lại kéo nhau trở lại Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Sau 10 năm sống kiếp thuê trọ tại quận Phú Nhuận, gia đình chị cố kiếm tiền, tích cóp. Rồi họ cũng mua được căn nhà tại quận 12. Cuộc sống quả là không dễ và theo kỳ vọng của con người. Làm ăn thất bát, cha mẹ chị lại bán nhà ở Tp. HCM, chuyển về Lái Thiêu, Bình Dương. Lại tiếp tục cuộc sống tha hương, tạm bợ trong khu nhà trọ dành cho những người lao động di cư.
Tưởng rằng, đất Bình Dương là nơi “đất lành chim đậu”. Với nền kinh tế năng động, các nhà máy, công ty, xí nghiệp mở ra nhiều cơ hội việc làm, cuộc sống gia đình chị sẽ được “an cư lạc nghiệp”. Nhưng biến cố đau thương, cái nghèo, cái khó cứ mãi đeo đẳng gia đình chị.
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau
Năm 2001, sau thời gian bệnh tật kéo dài ba mẹ chị lần lượt ra đi. Chị sống cùng anh trai và hai chị gái. Họ tiếp tục cuộc sống mưu sinh vất vả. Năm 2003, một chị thì tai biến, một chị khác thất nghiệp, mọi chi phí sinh hoạt gia đình chất lên đôi vai của hai vợ chồng chị.
Chồng chị với nghề tài xế, còn chị với gánh hàng rong buôn bán qua ngày. Bao nhiêu tiền kiếm được, anh chị dùng để lo thuốc men cho người chị bị tai biến và cho hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi học cộng thêm tiền nhà trọ, điện nước, … nhìn lại anh chị cũng chẳng còn đồng nào để dành.
Tuy thiếu thốn nhưng chị có chồng ở bên cạnh cùng gánh vác khó khăn là chỗ dựa cho chị. Nhưng chỗ dựa ấy chưa được bao lâu thì chồng chị bị mắc bệnh tiểu đường và ung thư phổi, không thể làm việc, còn lại một mình, chị cố sức làm việc gấp hai để kiếm tiền lo cho đại gia đình. Chị gom góp để mua thuốc cho chồng nhưng anh không qua khỏi và mất năm 2014. Lúc này “tôi không có đồng nào trong người, không có tiền làm đám tang và tiền để đưa chồng đi thiêu, ngay cả tiền làm hình thờ chồng, tôi cũng không có. Cũng nhờ bà con lối xóm, bạn bè ngoài chợ thương tình gom góp tiền để lo cho chồng được an nghỉ”. Nước mắt nuốt vào trong. Mất đi người bạn đời, mất người trụ cột gia đình, chị như đổ xuống. Mọi gánh nặng của gia đình nhỏ xen với gia đình lớn giờ đây chỉ còn mình chị gánh.
Tiếp tục đứng lên nhưng bệnh tật, nghèo khó vẫn đeo bám
Người phụ nữ ấy lại lầm lũi đứng lên. Hàng xóm cũng thương cho chị vay mượn để mở cửa hàng bánh ngọt. Trời thương, chị kiếm 200 – 300 ngàn mỗi ngày đủ nuôi gia đình. Tưởng rằng, cái khổ sẽ bớt đeo bám, tương lai tốt đẹp hơn nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang.
Anh trai của chị trước đây sống một mình. Với nghề bán cháo lòng cũng tạm qua ngày. Năm 2016, anh đột nhiên bị tai biến và động kinh, nằm một chỗ không đi làm được. Việc ăn uống, tiểu tiện không tự chủ được nên chị đưa anh về chăm sóc. Anh bị tổn thương não nên lâu lâu lại nói chuyện một mình và nói sảng. Anh cũng không có bảo hiểm nên không thể đi khám bệnh thường xuyên. Chị chẳng có tiền nên chỉ đành để anh nằm ở nhà và mua thuốc động kinh với giá 7.700/viên cho anh uống hàng ngày.
Quá nhiều người cần chị chăm sóc, lo toan trong khi công việc buôn bán lại không được suôn sẻ, thua lỗ nên chị phải đóng cửa. Hết vốn, chị chuyển qua bán trà đá dạo cũng kiếm được 200 ngàn/ngày. Đứa con trai, cũng có thể đi làm phụ chị nuôi cả nhà 6 miệng ăn. Chị nói: “gia đình tôi luôn cố gắng ăn uống, tiêu xài tiết kiệm nhất có thể nhưng tiền thuốc thang, nhà trọ thì không thể thiếu, nên cứ thiếu trước hụt sau suốt”.
[P4DS TALK] Chuyên đề 2: Sinh kế bền vững cho người lao động tự thân – Từ bảo trợ xã hội đến tăng cường năng lực tự thân
Thời gian tổ chức: 19g30 – 21g30, Thứ 6 ngày 07 tháng 10 năm 2022
Hình thức: Trực tuyến (Online) trên nền tảng Zoom
Link đăng ký tham gia chương trình: https://forms.gle/oi2GKtf5iudkWHZS8
Link Zoom tham dự chương trình:
https://zoom.us/j/2800679481?pwd=dlNIWGdoL3I1eHIxcjhmNWFnSVczQT09
Meeting ID: 280 067 9481
Passcode: 204592
Năm 2020, người chị của chị bị tai biến rồi qua đời. Chị dần nhận ra gia đình mình có gien di truyền là bị tai biến. Chị chỉ cầu mong cho mình đủ khỏe để cùng đứa con trai lớn còn làm việc để nuôi gia đình. Nhưng đến giờ, mới hơn 50 tuổi nhưng chị đã mang trong mình nhiều căn bệnh. Chị thường xuyên đau ốm, mắc bệnh thoái hóa cột sống, thần kinh tọa, giãn tĩnh mạch, đi lại khó khăn, các ngón chân bị mất cảm giác, khi ngồi lâu thì đau lưng nên phải vặn mình thường xuyên.
Chỉ còn hy vọng vào hai con nhưng tương lai vẫn mịt mù
Con trai lớn của chị đi phụ bán bột làm bánh cho người ta. Đợt dịch vừa rồi cũng thất nghiệp. Gia đình chị lúc đó không ai làm ra tiền nên chỉ trông chờ vào đồ ăn từ thiện, bà con lối xóm hoặc nhà thờ: “Mọi người cho gì gia đình tôi ăn đó, được ai cho tiền thì tôi để dành mua thuốc động kinh cho anh trai và thuốc đau nhức cho tôi, mấy tháng nay tôi nợ tiền trọ, chủ nhà trọ cứ hù dọa đuổi đi mà tôi cũng không biết phải đi đâu về đâu, chỉ còn cách lạy lục, năn nỉ người ta cho tôi trả dần. Lâu lâu chủ nhà cũng cúp điện, cúp nước để hối thúc tôi trả tiền, nhưng tôi cũng đã hết cách, chỉ biết khóc, năn nỉ chủ nhà mà thôi”.
Cả gia đình chị đều bị nhiễm Covid nhưng cũng không dám khai báo y tế vì sợ đi cách ly lại không có tiền nên gia đình tự mua thuốc về uống và xông. May mắn cả gia đình đều được lành bệnh. Gia đình chị đã được chích vaccine nên chị cũng đỡ lo. Bây giờ, chị chỉ lo cho anh trai bị tai biến không đưa đi chích được sẽ dễ bị nhiễm bệnh và trở nặng.
Giãn cách được xóa bỏ, con gái đang học lớp 10 của chị quyết định nghỉ học để đi phụ bán gà rán 8 tiếng/ ngày, mỗi tiếng được 19 ngàn. Con trai thì ai kêu làm gì làm đó cũng không thường xuyên lắm, vừa làm vừa đợi tiệm bột làm bánh trước đây mở lại. Chân chị đau nhức, yếu hẳn so với lúc trước, ngồi lâu lại đau lưng nên không dám chạy xe đi bán trà đá dạo nữa vì sợ té giữa đường thì rất nguy hiểm. Chị tính toán, cân đối số tiền do hai con làm ra, chị ưu tiên trả tiền trọ trước, tiền mua thuốc hàng ngày cho anh trai và bản thân chị, còn lại sẽ là tiền ăn uống hàng ngày. Gia đình chị cố gắng tiết kiệm nhất có thể, hàng ngày chỉ ăn cơm với nước mắm và một ít rau, lâu lâu chị lấy 20 ngàn đi mua được 5-6 quả trứng để dành ăn từ từ, bổ sung thêm chút đạm cho mọi người. Chị không dám cho gia đình ăn thịt, cá, vì sợ thiếu tiền uống thuốc. Lúc này nhà chị cần thuốc còn hơn cần cơm vì người bệnh nhiều hơn người khỏe.
Chị tâm sự “tôi thấy mình vất vả cả đời, chưa được sung sướng bao giờ nên đôi khi muốn buông xuôi hết, đi theo chồng cho hết khổ nhưng suy nghĩ lại con cái chưa lập gia đình, anh trai còn đang nằm liệt giường cần người chăm sóc, chị gái không có gia đình, không có việc làm nên tôi phải luôn cố gắng sống. Mỗi lần ngẫm nghĩ chuyện gia đình tôi lại rơi nước mắt, tôi đã khóc nhiều rồi. Bây giờ có khóc nước mắt cũng chẳng còn”.
Hiện tại, chị ở nhà lo cơm nước cùng với chị gái chăm sóc anh trai bị tai biến. Hàng xóm và các chị ban Bác ái của nhà thờ thương cảm cho gia đình chị, nên có rau củ hay đồ ăn, đồ dùng từ thiện là đem đến cho chị.
Mong muốn của chị chính là “có xe ba bánh như mấy anh chị khuyết tật để chạy xe đi bán dạo khỏi phải lo chống chân té ngã, có xe tôi sẽ dễ bán trà đá dạo hơn, kiếm thêm được ít đồng phụ với các con để gia đình có thể sống tiếp, có tiền trả tiền nhà trọ”. Chị cũng không mong ước gì cho tương lai, chỉ hy vọng sẽ không là gánh nặng cho hai con, mong hai con sẽ có cuộc sống đỡ vất vả hơn cha mẹ của mình.
Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội (SocialLife)
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...