GIÁO DỤC
Trao cho học sinh niềm đam mê NCKH một cách “hồn nhiên”
SLO – Phong trào nghiên cứu khoa học được nhiều trường TPHCM đẩy mạnh đã tạo môi trường giúp học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tế, mở ra nhiều cơ hội định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Học sinh “được” gì khi tham gia nghiên cứu khoa học
Nhiều năm hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học (NCKH), thầy Đỗ Quốc Anh Triết – Giáo viên Tin học, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – đánh giá, điều quan trọng nhất mà NCKH mang đến cho học sinh là tạo sân chơi, môi trường để các em mạnh dạn, tự tin, vượt qua giới hạn của bản thân tìm cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
“Với tôi, cuộc thi không chỉ là sân chơi mà đã đem đến thêm nhiều cơ hội cho học sinh mình. Các em đến với khoa học, trước hết bằng niềm ham thích, mong muốn dùng kiến thức, hiểu biết của mình để giải quyết những tồn tại trong cuộc sống dưới góc nhìn của các em. Sự hỗ trợ của giáo viên giúp các em giữ được ngọn lửa đó. Từ đó, mở ra thêm những cơ hội cho các em, nhiều em đã nhận được các học bổng danh giá tại các trường đại học lớn trên thế giới. Thậm chí, cả khi không đạt các giải thưởng trong cuộc thi, nhiều em vẫn tiếp tục theo đuổi niềm say mê NCKH của mình ở bậc đại học, phát triển các cơ hội nghề nghiệp”- thầy Triết chia sẻ.
Xác định NCKH là “học đi đôi với hành”, để học sinh ứng dụng kiến thức sách vở vào giải quyết các vấn đề cuộc sống, nhiều năm nay, Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) theo đuổi mô hình đưa NCKH vào môn học thông qua hội chợ khoa học. Mỗi năm, hội chợ thu hút trên dưới 100 sản phẩm, mô hình từ đề tài nghiên cứu của học sinh.
“Dù đơn giản hay “cao siêu” nhưng quan trọng là các em tự vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tự mình tìm hiểu và học được thêm nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình ham thích, định hướng hướng đi sau này ở trường đại học. Đây là kỳ vọng lớn nhất mà nhà trường hướng tới qua sân chơi NCKH” – thầy Ngô Hùng Cường – Phó hiệu trưởng nhà trường bày tỏ.
Không nặng nề chỉ tiêu, giải thưởng
Tại Trường THCS Tân Tạo A (Q.Bình Tân), phong trào NCKH được khơi lên trong học sinh thông qua câu lạc bộ (CLB) Em yêu khoa học. Nhiều ý tưởng, giải pháp, mô hình mang tính ứng dụng thực tiễn đã được học sinh trong CLB phát triển.
Hiệu trưởng nhà trường, thầy Phan Thanh Phương thông tin, từ năm 2018, các đề tài thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường do học sinh nhà trường nghiên cứu xuất phát từ thực tế môi trường sống của các em đã được đánh giá rất cao, như đề tài thùng rác nổi trên sông, hàng rào chắn giảm thiểu tai nạn giao thông.
“Ở lứa tuổi 14, 15 khi khơi lên trong các em niềm yêu thích NCKH đã bước đầu giúp các em có những say mê “dài hơi” sau này, tác động trực tiếp đến quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh. Đây cũng là mục tiêu mà sân chơi NCKH trong học sinh đang được nhà trường hướng tới, làm sao kéo được các em NCKH với sự yêu thích, vui vẻ, để các em ứng dụng chính những kiến thức bài học vào cuộc sống chứ không quá đặt nặng về giải thưởng”- thầy Phương nói.
Nhìn nhận STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) là nền tảng để khơi lên yêu thích cũng như phát triển đam mê NCKH ở học sinh, nhiều năm nay quận 3 đẩy mạnh đưa STEM vào giảng dạy ở các cấp học, khối lớp.
Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa- Trưởng phòng GD-ĐT quận 3 chia sẻ, STEM đi từ những mô hình đơn giản, cơ bản ứng dụng kiến thức bài học vào thực tế như làm đèn học, làm đèn pin từ vật liệu tái chế, sản phẩm chống gù lưng cho học sinh nhưng thông qua đó từng bước hình thành trong học sinh tư duy giải quyết vấn đề, là bước đệm thúc đẩy đam mê cho học sinh NCKH.
Ông khẳng định: Giáo viên không thể làm thay được bởi tư duy, góc nhìn của giáo viên sẽ khác với học sinh. Giáo viên chỉ có thể hướng dẫn, định hướng các em phát triển sâu đề tài. Trong cuộc thi NCKH, quận không áp đặt chỉ tiêu lên các trường mà phát triển như một sân chơi thực chất, với những đề tài gần gũi mà các em có thể dùng những kiến thức mình đã học cùng sự định hướng của giáo viên để triển khai.
Hãy trao cho học sinh niềm say mê NCKH một cách “hồn nhiên”
NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong nhìn nhận, NCKH ở học sinh phổ thông để thực chất như đúng mục tiêu mà cuộc thi hướng tới thì người lớn đừng bao giờ gây áp lực chỉ tiêu, giải thưởng lên học sinh. Hãy để các em tham gia với niềm vui, say mê, ham thích được ứng dụng, tham gia vì đề tài mang đến lợi ích.
Ông nhấn mạnh, “Vai trò của trường phổ thông và giáo viên lúc này là cứ đặt ra vấn đề và gợi mở, hướng dẫn học trò mình, tạo môi trường để các em đến với khoa học một cách hồn nhiên. Nếu cần thiết các trường phổ thông mạnh dạn liên kết với trường đại học, các trường đại học rất sẵn lòng hỗ trợ về nguồn lực con người, cơ sở vật chất giúp các trường NCKH”.
Quốc Trung – Nguồn: phunuonline.com.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Các tỉnh thành Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp nhằm ứng phó...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Sau đại dịch, “chữa lành” là một trong những từ khóa được nhiều người quan tâm tìm kiếm....
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...