XÃ HỘI
Vẽ bậy nơi đô thị: Ranh giới giữa nghệ thuật và phá hoại
SLO – Thật khó để giữ gìn mỹ quan đô thị khi những “bóng ma” cứ hằng đêm lượn lờ bôi bẩn, vẽ bậy lên bất cứ khoảng trống, từ thùng rác, bờ tường, nhà chờ xe buýt… Giải pháp nào cho chuyện này?
Sau loạt bài điều tra, phản ánh rõ nét về thực trạng vẽ bậy của các “bóng ma” trên đường phố, Tuổi Trẻ tiếp tục đưa ra góc nhìn của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội về các giải pháp cho thực trạng trên.
* Chuyên gia mỹ thuật đô thị Nguyễn Quang Huy (khoa đô thị Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM):
Cần “sân chơi” đúng nghĩa
Thực chất những nét vẽ bậy, bôi bẩn tại các công trình, cảnh quan đô thị thời gian qua không phù hợp với không gian đô thị và các hành vi đó mang tính chất phá hoại mỹ quan đô thị hơn là sự sáng tạo nghệ thuật. Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử phạt đối với các hành vi này nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyện ý thức của mỗi người.
Việc vẽ lên tường nếu được tổ chức và chuẩn bị một cách có kế hoạch sẽ mang tính thẩm mỹ cao sẽ tạo được nhiều thiện cảm từ cộng đồng, ví dụ như những bức tường bên ngoài trường mầm non, các con hẻm, chung cư, công viên…
Chúng ta có thể xem xét đến việc tạo một sân chơi, tập hợp các bạn yêu thích vẽ, mời những người có tay nghề lâu năm để họ có thể trao đổi những quy định cụ thể về nơi nào được vẽ và không được vẽ, tạo ra một hướng đi đúng cho các bạn trong ứng xử với các công trình, cảnh quan đô thị.
Từ đó, thành phố có thể có những tranh vẽ mang nét văn hóa đường phố được nhiều thiện cảm ủng hộ của xã hội. Việc tạo một sân chơi dành riêng cho văn hóa nghệ thuật thì cần có nằm trên định hướng và quy hoạch phát triển hạ tầng văn hóa có tính lâu dài.
* PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội – SocialLife):
Ranh giới giữa nghệ thuật và phá hoại
Những cá nhân tiếp thu văn hóa sai lệch do họ chưa hiểu hết ý nghĩa của nghệ thuật vẽ đường phố đôi khi sẽ gây những phiền toái, thiệt hại không chỉ mỹ quan đô thị mà còn về mặt kinh tế. Sự hiểu biết sai lệch này cũng đã tạo ra ranh giới mong manh giữa nghệ thuật chân chính và sự phá hoại.
Việc xử phạt của cơ quan chức năng và việc đi vẽ bậy của các bạn trẻ cũng giống như sự giằng co và chưa có cách giải quyết. Đôi khi việc “đuổi bắt” này khiến các bạn cảm thấy được kích thích. Thay vì một bên tìm cách xử phạt và bên còn lại cố gắng tạo ra những dấu ấn phản kháng thì xã hội nên có những suy nghĩ khác hơn nữa để chúng ta cùng có những giải pháp công nhận, thúc đẩy.
Cần truyền thông về nguồn gốc của vẽ đường phố một cách chính thống để người trẻ có thể hiểu rõ và tiếp nhận một cách đầy đủ hơn. Xem graffiti như một môn nghệ thuật hơn là sự đối kháng giữa hai bên.
Xã hội nên có cái nhìn khách quan hơn, không nên phân biệt đối xử, quá khắt khe với sở thích của các bạn trẻ, cần phải hướng dẫn và định hướng các bạn theo chiều hướng đúng. Chẳng hạn như việc tạo những con đường theo đúng ý nghĩa nghệ thuật đường phố, những không gian để cho người trẻ thể hiện những ý tưởng của mình trên cơ sở quy hoạch và được cấp phép.
Nhiều người còn ví việc vẽ bậy là phá hoại kiểu du kích, bởi các cá nhân này luôn vẽ vào ban đêm, vẽ nhanh rồi trốn chạy sự truy đuổi của cơ quan chức năng. Nhưng cần phải hài hòa giữa các giải pháp giáo dục, tuyên truyền và răn đe.
Như vậy mới có thể tạo ra một không gian chung thúc đẩy mọi người hướng đến những giá trị tích cực của nghệ thuật đường phố. Nếu các cá nhân vẫn thực hiện hành vi mang tính chất phá hoại thì chúng ta nên có những biện pháp chế tài tương xứng.
* Chuyên gia tâm lý, nghiên cứu sinh Nguyễn Trần Phước (Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam):
Mưa dầm thấm lâu
Những hành vi vẽ bậy, bôi bẩn công trình không gọi là đam mê bởi đam mê là thứ phải có mục đích và mang lại lợi ích cho xã hội, phù hợp với các chuẩn mực. Còn những hành vi nhằm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu thể hiện bản thân thì khác. Việc vẽ bậy lên tường là hành vi lệch chuẩn.
Nguyên nhân dẫn đến các hành vi này có thể do họ đã gặp các vấn đề gì đó trong đời sống, các vấn đề sức khỏe tinh thần hoặc cơ chế sinh học. Ví như trong quá trình trưởng thành họ mong muốn được làm nghệ sĩ nhưng gặp phải các rào cản nhất định hoặc các vấn đề bắt nguồn từ việc muốn thể hiện bản thân. Họ làm chuyện sai đó để được mọi người công nhận khả năng, sự trưởng thành, thậm chí họ thiếu nhu cầu yêu thương và gắn kết.
Xử phạt răn đe chỉ là liệu pháp nhất thời. Xã hội cần chung tay vào cuộc, địa phương phải quan tâm và là người kết nối những người này tới các chuyên gia tâm lý.
Đầu tiên chúng ta phải có thông tin về địa điểm họ hay tập trung để vẽ, hiểu nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn của họ. Có thể tổ chức các cuộc thi liên quan tới vẽ tạo sân chơi phù hợp, bởi những người này là những người có năng khiếu, chỉ là họ có vấn đề về tâm lý.
Mưa dầm thấm lâu, chỉ có những biện pháp đánh về mặt tâm lý dưới sự chung tay của cộng đồng, tác động đến nhận thức mới là những biện pháp căn cơ.
Không dung túng cho cái sai
Theo Hưng Định: Viết, vẽ bậy nơi công cộng giờ đây không đơn thuần là tệ nạn đáng lên án, cần phải xem như một hành vi vi phạm pháp luật để kiên quyết loại trừ tận gốc.
Không chấp nhận ai đó nhân danh nghệ thuật đường phố để làm xấu bộ mặt phố phường.
Vụ việc hai toa tàu của tuyến metro số 1 bị bôi bẩn, khiến cơ quan chủ quản phải vất vả và tốn kém khắc phục chưa kịp lắng dịu, đã tiếp tục tái diễn tình trạng tương tự tại các công trình mang tính biểu tượng của TP.HCM. Nhiều tỉnh, thành khác cũng đang bức xúc với kiểu “khủng bố” này.
Một số ít người trẻ có “tay nghề” vẽ xem đây như cách thể hiện mình. Cái “tôi” rất ích kỷ này không dừng lại ở những bức vẽ quái dị ngoài phố, những nhóm “tác giả” này còn đưa hình ảnh lên mạng.
Đây mới chính là mối hiểm họa ghê gớm, bởi một khi được phát tán và sự tàn phá ý thức của nó chưa thể lường trước, hình ảnh phản cảm trên phố dễ dàng biến thành “rác” trên không gian mạng. Bất chấp tai tiếng, nhiều người chấp nhận thức trắng đêm để lén lút “tác nghiệp”. Biết sai nhưng vẫn làm.
Điều tra của Tuổi Trẻ cho thấy những “tay vẽ” không thể hành động đơn thương độc mã, luôn đi thành nhiều nhóm. Với thao tác không quá ba phút để hoàn thành một bức vẽ, nhân lên sẽ hiểu được vì sao cứ sau một đêm hàng loạt hình thù kỳ quái xuất hiện.
Thực tế cũng cho thấy lực lượng chức năng tuần tra đêm đã từng bắt gặp thủ phạm nhưng những trường hợp xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật chắc không nhiều, mức phạt lại chưa đủ sức răn đe. Với những cá nhân cố tình vi phạm, biện pháp tuyên truyền, giáo dục có vẻ như ít tác dụng.
Quyết liệt ra quân, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh mới mong cải thiện được tình hình. Những hành động viết, vẽ tùy tiện không khác gì sự xem thường pháp luật, thách thức dư luận.
Cùng với hệ thống camera giám sát mật độ lắp đặt khá dày, còn có “mắt thần” của đông đảo nhân dân. Lực lượng chức năng sẽ thuận lợi hơn trong việc thực thi pháp luật.
Bằng chứng vi phạm vẫn luôn “sờ sờ” trước mắt, khâu xác định mức độ thiệt hại tài sản cũng trở nên đơn giản. Vậy nên, với các trường hợp đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự cần kiên quyết áp dụng. Xét xử lưu động và công khai danh tính, hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng mới hy vọng giải quyết triệt để thói hư tật xấu này.
Cộng đồng mạng cũng nên chung tay “nhặt rác”, bài trừ, tẩy chay các cá nhân đăng tải hoạt động trái với quy định của pháp luật. Chưa phản bác được thì cũng đừng “hào phóng” cổ xúy, tiếp tay bằng cách nhấn nút like, share. Cái sai rất khó tồn tại khi không nhận được sự “hậu thuẫn”, dung túng của tập thể.
Cẩm Nương – Kiều Hạnh (ghi) – Nguồn: tuoitre.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...