KINH TẾ
Yêu cầu chung cho doanh nghiệp về chuỗi cung ứng bền vững
SLO – Liên minh châu Âu đã có lộ trình và chuẩn bị yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu về kiểm tra, giám sát toàn bộ chuỗi cung ứng, theo chuyên gia kinh tế Lothar Rieth.
Tại Hội thảo “Chiến lược Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR)/Tạo giá trị chung (CSV) của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững” ngày 19/8, TS. Lothar Rieth, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn năng lượng EnBW chia sẻ câu chuyện về chuỗi cung ứng bền vững.
“Bất cứ người tiêu dùng nào tại châu Âu nói chung và Đức nói riêng giờ đều quan tâm đến chuỗi cung ứng khi mua sản phẩm, dù đó là một chiếc điện thoại hay một chiếc quần jean”, ông Rieth nói.
Theo vị chuyên gia này, mọi việc bắt đầu từ Vụ sập nhà Savar tại Bangladesh hồi năm 2013. Đây là sự kiện chấn động châu Âu, bởi khiến 1.134 người chết và 2.500 người khác bị thương. Điều đáng chú ý, những tầm thấp trong tòa nhà này là nhà máy sản xuất quần áo, ngân hàng. Họ đã lập tức đóng cửa khi phát hiện những vết nứt trong tòa nhà, nhưng chủ tòa nhà lại phớt lờ.
Những công ty thuê tòa nhà được đảm bảo an toàn. Đa số thợ may có mặt tại tòa nhà, lúc nó sụp đổ trong giờ cao điểm buổi sáng.
Trong gần 10 năm, người tiêu dùng châu Âu luôn quan tâm đến yếu tố: Trách nhiệm xã hội (CSR) và Tạo giá trị chung (CSV) của doanh nghiệp, theo TS. Rieth. Họ luôn đặt ra câu hỏi, rằng “việc tiêu dùng bất cứ sản phẩm nào có làm ảnh hưởng tới sinh kế, cuộc sống của người sản xuất hay không?”
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong 4 lý do buộc doanh nghiệp trên toàn thế giới phải quan tâm hơn đến toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng. Ngoài ra, là nhu cầu thực tế của người tiêu dùng; khả năng giữ chân nhân viên (bên cạnh môi trường làm việc); các khía cạnh liên quan đến pháp luật.
Từ những yêu cầu này, châu Âu chuẩn bị cho ra đời một đạo luật liên quan tới chuỗi cung ứng bền vững, dự kiến trong năm 2023, theo ông Lothar Rieth. Đức là nước triển khai sớm nhất, và sẽ áp dụng các quy định về chuỗi cung ứng bền vững ngay từ ngày 1/1/2023.
“EVFTA là hiệp định thương mại tự do lớn nhất mà EU ký với một nước đang phát triển. Để tận dụng triệt để hiệp định này, doanh nghiệp Việt cần quan tâm hơn nữa, thậm chí công bố rõ các quy định liên quan tới việc kiểm soát, giám sát toàn bộ chuỗi giá trị. Ngoài giá trị và lợi nhuận, doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến phát triển bền vững”, ông Rieth nhấn mạnh.
Trong hai năm đại dịch Covid-19, việc thực hiện chuỗi cung ứng bền vững càng trở nên cấp thiết với doanh nghiệp. Giám đốc Tập đoàn EnBW khuyến cáo doanh nghiệp Việt, nên coi đây là “điều kiện tiên quyết trong tương lai”, từ đó chớp thời cơ để vươn tầm thế giới.
Hội thảo ngày 19/8 nằm trong khuôn khổ Dự án Win-Win cho Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của Dự án là thúc đẩy hoạt động Trách nhiệm xã hội (CSR) và Tạo giá trị chung (CSV) của khu vực tư nhân, nhằm hiện thực hoá thông điệp phát triển bền vững.
Là đơn vị thực hiện Dự án do Liên minh Châu Âu đồng tài trợ, Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) xác định phát triển bền vững vừa là hướng đi mới, vừa là nhiệm vụ cấp bách với doanh nghiệp.
Ông Trần Nhật Minh, Viện trưởng Viện RED bày tỏ: “Bên cạnh tầm nhìn của ban lãnh đạo, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững còn cần tài năng của đội ngũ marketing. Đây là lực lượng trung tâm, thúc đẩy các đồng nghiệp và doanh nghiệp lồng ghép những giá trị phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh”.
Hiện thế giới có 3 khái niệm phổ biến: Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR), Tạo giá trị chung (CSV) và Quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp (ESG). Tất cả cùng hướng đến “sự bền vững” – một tfw khóa ngày càng được nhắc nhiều trong các chương trình nghị sự quốc tế.
Thay mặt phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tham dự Hội thảo, bà Pia Buller cho biết: “Các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm các mục tiêu phải đạt được vào năm 2030 về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tốt, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, tiếp cận nguồn nước… Đây là lý do tại sao chúng tôi gọi nó là Chương trình nghị sự 2030”.
Việt Nam đã quốc gia hóa Chương trình nghị sự 2030 toàn cầu thành kế hoạch hành động để thực hiện, với 17 mục tiêu phát triển bền vững cụ thể.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương cũng như phục hồi kinh tế thế giới hậu Covid-19 được đẩy mạnh, bà Buller khuyến nghị doanh nghiệp tích hợp các nội dung phát triển bền vững vào chiến lược phát triển.
Bảo Thắng – Nguồn: nongnghiep.vn
SLO - Qua mạng xã hội, công nhân kết nối, lập đội giúp đồng nghiệp hoặc người thân ở quê...
SLO - Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hiệp...
SLO - Bỏ bằng cao đẳng và công việc kỹ thuật để sang Đài Loan làm công nhân xây dựng,...
SLO - Tại TP HCM, nhiều dịch vụ mở rộng cũng đang cần nhiều nhân lực là phụ nữ trung...
SLO - Nhằm kịp thời huy động nguồn lực giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại và...
SLO - Bão số 3 đi qua, nhiều tuyến đường ở Hà Nội vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ,...
SLO - Thư viện di động “Little Charity Book Truck” trên chiếc xe bán tải cũ phục vụ độc giả...
SLO - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế giới tạo ra 57 triệu tấn ô nhiễm nhựa mỗi...
SLO - Sáng ngày 5/9 bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được...
SLO - Sáng ngày 06/10/2024, tại Lễ trao Giải Sách Hay 2024 được tổ chức trang trọng tại TP.HCM, cuốn...
SLO - Người Sài Gòn đối xử với cuộc đời thật “sang”, dù cuộc mưu sinh vốn chẳng dễ dàng....
SLO - Chắc hẳn rằng bạn đọc quen thuộc của SocialLife biết đến PGS.TS Phạm Văn Quang với các tác...
SLO - Có lẽ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3) tại Việt Nam dần dà được đón mừng theo cái...
SLO - Tôi có cái duyên phước được học về đạo Phật. Bên cạnh nền nếp gia đình truyền lại...
SLO - Mặc trời giông gió, những xe hàng rong trước cổng chợ đầu mối nông sản Thủ Đức vẫn...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...
SLO – Nhìn vào đời sống công nhân hiện nay, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng...